0981676163Miền Nam
0984601144Miền Bắc
Bộ lọc sản phẩm

MOTOR ĐIỆN 3 PHA

5.841 reviews

Motor điện 3 pha còn gọi là động cơ điện 3 pha hay motor 3 pha, đây là thiết bị vô cùng quan trọng và được sử dụng trong tất cả nhà máy công nghiệp trên thế giới, sau đây là thông tin chính về sản phẩm này. 

1) Cấu tạo motor điện 3 pha

  • Vỏ động cơ thường làm bằng gang, thép hoặc nhôm. 
  • Có 2 cách thiết kế chế tạo chính là động cơ 3 pha chân đế và động cơ 3 pha mặt bích.
  • Hộp cực đấu điện nằm ở trên nóc hoặc bên hông, bên trong có cầu điện domino và 6 đầu dây đấu nối.
  • Trong hộp cực điện có thể có rơ le nhiệt, khi động cơ quá nóng, nó sẽ tự ngắt.
  • Ruột motor gồm có stator là phần tĩnh có quấn dây đồng, và rotor là phần động, phần động này quay bằng từ trường và tạo ra lực momen
  • Trục động cơ điện bằng thép tròn đặc. Phần trục này gắn vào các vật cần mang tải.
  • Vòng bi bạc đạn của motor là nơi chịu lực vận hành, phần vòng bi được gắn trên ổ trục của động cơ.

Cụ thể về cấu tạo động cơ 3 pha có thể xem ở hình sau

2) Thông số kỹ thuật motor điện 3 pha

Mỗi động cơ 3 pha cơ bản sẽ có các số liệu chính sau:

kW hoặc HP, trong đó 1HP = 0.75kw = 750w = 1 sức ngựa = 1 mã lực = 1 horse power

Tại việt nam, công suât được sử dụng nhiều nhất nhất là 0.37kw 0.5HP tới 15kw 20HP

Tốc độ trục động cơ 3 pha ký hiệu là RPM = Round Per Minute, là số vòng quay của trục ra / 1 phút

  • Với tộc độ 4 pole 4 cực, số vòng quay khoảng 1300, 1450, hoặc 14000 vòng /phút. Còn gọi tên là motor kéo, motor chậm tua, motor tua chậm
  • Với tộc độ 4 pole 4 cực, số vòng quay khoảng 2700 vòng tới 2950 vòng /phút. Còn được gọi là motor nhanh tua hoặc motor chuyên dung cho bơm nước.
  • Với tộc độ 6 pole 6 số vòng quay khoảng 880 vòng tới 990 vòng /phút

INS.CL (insulating class): khả năng chịu nhiệt cua cuộn dây đồng, cấp B chịu được 120 độ, cấp F chịu 155 độ và cấp H chịu 180 độ C

IP – Ingress of Protection: Cấp bảo vệ động cơ khỏi tác động môi trường, như mưa, ẩm, bụi.

Khung động cơ còn gọi là mã vỏ hoặc frame size, frame size này được tính bằng tâm trục ra tới mặt đất. Khoảng các này càng lớn thì động cơ càng to. Các frame size thông dụng là:

Frame 80: motor 0.75kw 1HP, motor 0.55kW 

Frame 90: motor 1.1kW 1.5HP, motor 1.5kW 2HP

Frame 100: motor 2.2kW 3HP, motor 3kW 4HP

Frame 112: motor 4kW 5.5HP

Frame 132: motor 5.5kW 7.5HP, motor 7.5kW 10HP

Frame 160: motor 11kW 15HP, motor 15kW 20HP

Frame 180: motor 18.5kW 25HP, motor 22kW 30HP

Frame 200: motor 30kW 40HP

Frame 255: motor 38kW 50HP, motor 45kW 60HP

Frame 250: motor 55kW 75HP

Frame 280: motor 75kW 100HP, motor 90kW 125HP

Frame 315: motor 110kW 150HP, motor 132kW 180HP, motor 160kW 220HP, motor 200kW 270HP

3) Ứng dụng motor điện 3 pha

  • Motor 3 pha 2 cực điện 2 pole: chế tạo bơm nước sạch, bơm ly tâm, bơm thủy điện, bơm cứu hỏa.
  • Motor 3 pha 4 cực điện 4 pole: sản xuất động cơ giảm tốc, quạt công nghiệp, quạt ly tâm, quạt hút bụi, quạt nhà bếp, quạt.
  • Motor 3 pha 6 cực điện 6 pole: làm máy nước đá, máy nghiền gỗ đá, cầu trục, thang máy chở hàng, luyện kim.
  • Motor 3 pha 6 cực điện 8 pole: tốc độ 700-720 vòng phút lực, mô men lớn áp dụng cho cẩu trục, chế tạo động cơ ruột quấn, trạm trộn bê tông, máy sản xuất xi măng.

4) Ưu điểm motor điện 3 pha

  • Động cơ điện 3 pha là động cơ có giá thành rẻ nhất trong bất kỳ nhà máy nào có thiết bị điện cơ.
  • Dễ lắp đặt sử dụng
  • Khả năng tiết kiệm điện cao, ví dụ với motor IE2, IE3, bạn có thể giảm được vài triệu hoặc vài trục triệu tiền điện mỗi năm.
  • Độ bền dài lâu, có những động cơ 3 pha thường xuyên bảo dưỡng có thể đạt tuổi thọ 15 năm.
  • Dễ dàng chỉnh tốc độ thông qua biến tần.
  • Có nhiều công suất để lựa chọn, dù là cần 30w hay tới 3000kw bạn vẫn tìm được động cơ ưng ý.

5) Nhược điểm motor điện 3 pha

  • Động cơ 3 pha thường khó dùng trong môi trường dân dụng gia đình, vì các nơi này ko có điện 380v, 420v, 460v
  • Thiết bị điện 3 pha có khả năng gây cháy nổ hoặc giật người dùng, không nên cho người dưới 18 tuổi đứng vận hành.
  • Đấu motor điện 3 pha cần thợ điện có chuyên môn, và các nhà máy cần trả chi phí vận hành này cho thợ.

6) Phân loại motor điện 3 pha

a) Phân loại motor 3 pha bằng điện áp

  • Động cơ điện 3 pha hạ thế có điện áp dưới 1000v cụ thể là : 380v (Việt Nam), 460v (Mỹ, Nhật), 440v (Đức), 420v (Malaisia), 415v (Châu Âu)
  • 1000v – 66 000 v: motor 3 pha điện trung thế.
  • Trên 66kV: động cơ điện 3 pha cao thế.

b) Phân loại motor 3 pha bằng tính năng sử dụng

  • Động cơ điện 3 pha có phanh: là loại mà trục động cơ dừng lập tức khi ngắt điện, không có quán tính nên rất an toàn khi vận hành.
  • Động cơ điện 3 pha giảm tốc: là loại motor gắn hộp số, giúp tăng lực kéo lên nhiều lần.
  • Động cơ điện 3 pha chỉnh tốc độ cơ, là loại dung điều tốc cơ thay đổi tốc độ trục ra, dải tốc độ có thể rất rộng, ví dụ từ 200-1000 vòng hoặc 40- 200 vòng phút.
  • Động cơ điện 3 pha sàng rung còn gọi là đầm rung 380v, là loại dung quả văng để lắc nguyên liệu, hất tung nhiên liệu lên.
  • Động cơ điện 3 pha rotor dây quấn: là loại mà lõi rotor có nhiều đồng, hỗ trợ việc khởi động tải nặng
  • Động cơ điện 3 pha 2 tốc độ: thường có 12 đầu dây ra, và thay đổi được tốc độ motor lập tức bằng công tắc chuyển mạch.

d) Phân loại motor 3 pha bằng môi trường làm việc

  • Motor 3 pha IP55: động cơ kín, chống nước có thể làm việc ngoài trời mưa phùn.
  • Motor 3 pha IP66: loại rất kín nước, có thể thả xuống giếng, ao hồ, ví dụ như các loại bơm chìm, bơm hỏa tiễn.
  • Motor 3 pha IP44: là động cơ hở, chỉ làm việc ở môi trường không mưa và ít bụi.
  • Motor 3 pha phòng nổ: thường được đặt sâu trong hầm mỏ, là loại có hộp cực điện dày gấp 3-4 lần motor thường, ngăn tia lửa điện bị bẳn ra khi chập điện.
  • Motor 3 pha khuấy hóa chất: thường được gắn với trục inox chống ăn mòn, để làm việc trong các bồn hóa chất độc hại, thân motor có thể chế tạo bằng inox
  • Motor 3 pha bơm nước: là động cơ chống nước, chống giật điện, thân động cơ thường có các gioăng cao su ngăn nước hoặc keo chống nước.

Sau đây mời quý vị lựa chọn hàng trăm loại động cơ 3 pha 380v thông dụng tại thị trường Việt Nam:

Hiển thị 1 - 24 trong 176 sản phẩm