Hộp giảm tốc bánh răng côn là hộp số giảm tốc gồm bánh răng côn răng thẳng và bánh răng côn trụ. Hộp số bánh răng côn chuyên để truyền động ra lực kéo, lưc tải mạnh mẽ với các máy móc làm việc nặng. Dưới đây là thông tin chi tiết về hộp số giảm tốc bánh răng côn.
Nội dung
1) Ứng dụng hộp giảm tốc bánh răng côn
- Máy trộn xi măng, máy nghiền đất, đá trong xây dựng
- Máy cán tôn thép, nghiền gỗ, giấy, đất sét làm gạch
- Động cơ băng tải gầu tải, vít tải
- Máy nghiền nhựa để tái chế, ép mỏng vật liệu
- Máy khai thác than, cát, sản xuất thuốc dược liệu, máy uốn tre, gỗ, làm mỹ nghệ, máy vắt nước trái cây
- Máy khoan lòng biển lấy dầu khí.
2) Ưu nhược điểm hộp số giảm tốc bánh răng côn
Ưu điểm:
- Lực momen mạnh mẽ, tải được nặng, truyền động êm nhờ bánh răng xoắn ốc
- Có thể chế tạo được 2 trục ra vận hành 2 cỗ máy cùng lúc
- Độ bền từ 5 tới 10 năm, ít hỏng hóc và yêu cầu bảo dưỡng đơn giản
- Giá thành tốt, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Nhược điểm:
- Giá hộp giảm tốc côn trụ thường cao hơn hộp giảm tốc loại thường
- Hàng có sẵn mới 100% trên thị trường thường là hiếm khi đủ tỉ số truyền
3) Cấu tạo hộp giảm tốc bánh răng côn
Hộp giảm tốc motor bánh răng côn trụ cấu tạo gồm:
- Những bánh răng xoắn ốc, bánh răng côn, bánh răng nghiêng sắp xếp theo thứ tự nhất định
- Vòng bi bạc đạn giúp hệ thống bánh răng vận hành êm ái
- Trục motor kết nối động cơ với bánh răng
- Trục ra kết nối hộp giảm tốc với hệ truyền động
Trong đó phần bánh răng côn là điểm nối quyết định hướng của trục ra vuông 90 độ so với trục vào
4) Thông số kỹ thuật hộp giảm tốc bánh răng côn
Lực momen xoắn hộp giảm tốc động cơ bánh răng côn K lắp motor từng công suất:
- 1.1kw 1.5hp có lực mô men từ 40 đến 60700.1 Nm, đường kính trục = 35, 30, 40 mm, tỉ số tuyền = 5.36 tới 9636
- 1.5kw 2hp có lực momen từ 55 đến 60700 Nm, ratio = 5.37 tới 6747, đường kính trục = 30, 35, 25, 50, 40 mm
- 2.2kw 3hp có lực mô men từ 80 đến 57900 Nm, số lần giảm tốc độ = 5.38 tới 4370, đường kính trục = 35, 40, 30, 50 mm
- 3kw 4hp có lực mô men từ 110 đến 51300 Nm, đường kính trục = 40, 35, 60, 70 mm, i = 5.37 tới 2818
- 4kw 5hp có ratio = 6.57 đến 835, đường kính trục = 50, 40, 60 mm, lực momen từ 177 đến 20300 Nm
- 5.5kw 7.5hp có lực mô men từ 240 đến 61100 Nm, tỉ số truyền = 6.58 tới 1821, đường kính trục = 50, 60, 40, 70 mm
- 7.5kw 10hp có ratio = 7.24 tới 835, lực momen từ 365 đến 38200 Nm, đường kính trục = 60, 50, 70, 90 mm
- 11kw 15hp có lực momen từ 530 đến 55900 Nm, i = 7.25 tới 835.1, đường kính trục = 70, 60, 90 mm
- 15kw 20hp có ratio = 7.21 đến 622, đường kính trục = 60, 70, 90 mm, lực momen từ 705 đến 56100 Nm
Những ký hiệu thông dụng nhất có ở hộp số 1 cấp và 2 cấp như sau:
- K: hộp số trục ra thường
- F: Hộp số có mặt bích ở trục ra
- Y: motor 3 pha và công suất rồi tốc độ 4 pole, 4 cực
- 24.99: ratio tỉ số truyền
- 180 độ: là góc thiết kế của hộp cực đấu điện
- A: Hộp số trục âm
- CW: hướng quay của trục ra theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.
Ví dụ hình ảnh tem của hộp giảm tốc bánh răng côn trụ 1 cấp như sau ảnh trên lắp motor 4kw KA là trục rỗng, còn ảnh dưới là loại lắp vào motor 1.5kw K nghĩa là trục đặc.
5) Phân loại hộp số bánh răng côn
a) Hộp giảm tốc bánh răng côn 1 cấp
Hộp số motor bánh răng côn 1 cấp là loại hộp giảm tốc có một bộ bánh răng côn duy nhất để giảm tốc chuyển động từ trục đầu vào sang trục đầu ra. Nó được gọi là "1 cấp" vì chỉ có một bộ bánh răng côn thực hiện quá trình giảm tốc.
Đặc điểm:
- Với cấu trúc bánh răng côn và bánh răng nón, hộp giảm tốc bánh răng côn 1 cấp có khả năng chịu tải lớn.
- Có thể điều chỉnh tỷ số giảm tốc bằng cách thay đổi góc nón của bánh răng côn, từ đó điều chỉnh tốc độ đầu ra và mô-men xoắn theo nhu cầu cụ thể của ứng dụng
- Kích thước nhỏ gọn so với các hộp giảm tốc có số cấp khác, giúp việc lắp đặt và tích hợp vào hệ thống truyền động dễ dàng
- Ít bộ phận di chuyển nên ít khả năng hỏng hóc và ít nhu cầu bảo trì.
Các kiểu chế tạo hộp giảm tốc 1 cấp bánh răng côn:
Trong đó 2 kiểu trục lồi và 2 kiểu trục lõm dưới đây là được dùng nhiều nhất. Công suất phổ biến nhất là công suất 4kw, 2.2kw, 5.5kw và 7.5kw.
b) Hộp giảm tốc bánh răng côn trụ 2 cấp
Hộp giảm tốc côn trụ 2 cấp là một loại hộp giảm tốc sử dụng cơ chế bánh răng côn trụ để giảm tốc chuyển động từ trục đầu vào sang trục đầu ra. Nó được gọi là "2 cấp" vì sử dụng hai bộ bánh răng côn trụ để thực hiện quá trình giảm tốc.
Đặc điểm:
- Tỷ số giảm tốc lớn hơn so với hộp giảm tốc bánh răng côn 1 cấp và các loại hộp giảm tốc khác, tạo ra một hiệu suất giảm tốc cao hơn.
- Khả năng chịu tải cao nhờ cấu trúc bánh răng côn trụ giúp chịu được mô-men xoắn lớn và lực tác động mà không gây ra quá nhiều ứng suất và đảm bảo hoạt động ổn định trong các ứng dụng công nghiệp nặng.
- Hộp số động cơ bánh răng côn 2 cấp có cấu trúc đơn giản và ít bộ phận di chuyển, giảm khả năng hỏng hóc và yêu cầu bảo trì thường xuyên.
- Cấu trúc bánh răng côn trụ giúp hộp giảm tốc bánh răng côn 2 cấp đạt được hiệu suất cao hơn so với một số loại hộp giảm tốc khác, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm mất mát nhiệt trong quá trình truyền động.
- Có nhiều tùy chọn về tỷ số giảm tốc và kích thước, cho phép lựa chọn phù hợp với nhiều ứng dụng cụ thể
6) Cách lắp đặt hộp giảm tốc bánh răng côn
Các tư thế lắp đặt: Tham khảo hình dưới đây
Trong đó: M1 là nằm ngang trên 1 mặt phẳng phổ biến nhất rồi tới M4, đầu hộp số hướng xuống mặt đất. Các tư thế ít phổ biến hơn là M2, M3, M5, M6.
0 độ, 80 độ 180 độ, 270 độ: là góc thiết kế của hộp cực đấu điện. Tùy người dùng muốn ra sao nhà máy sẽ thiết kế theo nhu cầu riêng
Sau khi lựa chọn tư thế lắp đặt hộp giảm tốc bánh răng côn phù hợp, thực hiện lắp đặt theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị công cụ và vật liệu cần thiết: bao gồm máy kéo, cờ lê, ống nước, bít tất, bulông, đai ốc, v.v.
Xác định vị trí lắp đặt hộp giảm tốc bánh răng côn trên máy móc hoặc hệ thống mà bạn đang sử dụng. Đảm bảo vị trí này phù hợp và dễ dàng tiếp cận để thực hiện quá trình lắp đặt và bảo trì sau này.
Chuẩn bị điều kiện vị trí lắp đặt: Đảm bảo nó làm bằng vật liệu chắc chắn, phẳng và bền vững để hỗ trợ trọng lượng của hộp giảm tốc và truyền động từ máy móc hoặc hệ thống.
Bước 2: Lắp đặt hộp giảm tốc
Đặt hộp giảm tốc vào vị trí và sử dụng các bộ phận và công cụ thích hợp để gắn nó vào cơ sở. Đảm bảo hộp giảm tốc được căn chỉnh chính xác và cố định chặt chẽ để tránh rung động và mất đồng đều.
Bước 3: Kết nối đầu vào và đầu ra
Kết nối đầu vào của hộp giảm tốc với nguồn năng lượng đầu vào như động cơ hoặc nguồn cung cấp khác.
Kết nối đầu ra của hộp giảm tốc với thiết bị hoặc hệ thống cần nhận lực đầu ra từ hộp giảm tốc, đảm bảo các kết nối được thực hiện chính xác và chắc chắn.
Bước 4: Kiểm tra và bảo trì
Sau khi lắp đặt xong, kiểm tra hộp giảm tốc để đảm bảo hoạt động đúng cách. Ngoài ra, thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo hộp giảm tốc hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, quý vị có thể tham khảo thêm về các loại hộp giảm tốc khác dưới đây: