Tự Học Tại Nhà Với Giáo Trình Động Cơ Điện 3 Pha, 1 Pha Mini Chuẩn
Bạn có đam mê khám phá thế giới điện cơ đầy thú vị? Bạn muốn tự tay sửa chữa và chế tạo những cỗ máy vận hành bằng sức mạnh của dòng điện?
Giáo Trình Động Cơ Điện 3 Pha, 1 Pha Mini chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức ấy dành cho bạn! Cuốn sách này được biên soạn với mục tiêu cung cấp cho người mới bắt đầu những kiến thức nền tảng và dễ hiểu nhất về động cơ điện 3 pha và 1 pha mini.
Nội dung
- 1. Khái niệm động cơ điện không đồng bộ 3 pha
- 2. Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ 3 pha
- 3. Những cuốn giáo trình động cơ không đồng bộ 3 pha “gối đầu giường”
- 4. Catalogue các loại động cơ điện, motor điện thông dụng
- 1. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ 3 pha:
- 2. Đánh giá chi tiết các giáo trình được giới thiệu:
- 3. Hướng dẫn sử dụng các giáo trình và tài liệu:
- 4. Mở rộng kiến thức về động cơ không đồng bộ 3 pha:
- Kết luận:
1. Khái niệm động cơ điện không đồng bộ 3 pha
Trước khi đi tìm hiểu về các cuốn giáo trình động cơ không đồng bộ 3 pha, bạn cần nắm được khái niệm động cơ không đồng bộ 3 pha. Đây là loại máy điện xoay chiều, hoạt động theo nguyên lý của cảm ứng điện từ, nó có tốc độ quay của roto ký hiệu là n (còn gọi là tốc độ của máy) khác với tốc độ quay bên trong từ trường n1.
Động cơ điện không đồng bộ 3 pha có cấu tạo và vận hành so với các loại động cơ khác không phức tạp. Đặc biệt, đây là loại động cơ có giá thành rẻ, làm việc tin cậy, hiệu suất cao nên được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt.
Một minh chứng tiêu biểu cho động cơ điện không đồng bộ 3 pha
2. Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ 3 pha
Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ 3 pha bao gồm có 2 bộ phận chính:
Stato: Còn gọi là phần tĩnh, bao gồm 2 phần chủ yếu là lõi thép và dây quấn, ngoài ra có vỏ máy và nắp máy.
- Lõi thép: Có hình trụ được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện, chúng được dập rãnh bên trong rồi ghép lại với nhau để tạo thành các rãnh nhỏ theo hướng trục. Lõi thép được ép sát vào bên trong của vỏ máy.
- Dây quấn: Được làm bằng dây quấn có bọc cách điện (còn gọi là dây điện từ) được đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều 3 pha chạy trong 3 loại dây quấn stato sẽ hoạt động để tạo ra từ trường quay.
- Vỏ máy: Được làm bằng chất liệu nhôm hoặc bằng gang, có chức năng giúp giữ chặt lõi thép và cố định vào phần máy trên bệ. Hai đầu vỏ còn có nắp máy, ổ đỡ trục. Vỏ máy và nắp máy có công dụng bảo vệ máy.
Động cơ điện không đồng bộ 3 pha bao gồm có 2 bộ phận chính
Roto: Chính là phần quay của động cơ, bao gồm lõi thép, dây quấn và phần trục máy, trong đó:
- Lõi thép: Gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập thành rãnh, mặt ngoài được ghép lại, tạo thành các rãnh nhỏ theo hướng trục, ở giữa có lỗ để tiến hành lắp trục.
- Dây quấn roto: Gồm có 2 kiểu: roto kiểu ngắn mạch (còn gọi là roto không đồng bộ lồng sóc) và rôto dạng dây quấn.
Động cơ điện có roto lồng sóc thường có công suất hoạt động trên 100 kW. Bên trong các rãnh của lõi thép roto sẽ đặt thêm các thanh đồng, 2 đầu nối ngắn mạch 2 vòng đồng để tạo thành các lồng sóc. Ở động cơ roto lồng sóc có công suất nhỏ, người ta sẽ chế tạo bằng cách đúc nhôm vào bên trong các rãnh lõi thép roto để tạo thành thanh nhôm được lắp ráp với đầu đúc ngắn mạch cùng với cánh quạt làm mát.
Loại động cơ có roto dạng dây quấn còn được gọi là động cơ không đồng bộ 3 pha roto dây quấn. Trong rãnh lõi thép của roto, người ta đặt dây quấn 3 pha. Dây quấn roto thường được nối theo hình sao, 3 đầu ra nối với 3 vòng tiếp xúc bằng đồng, được cố định trên trục roto nhằm mục đích cách điện với trục.
3. Những cuốn giáo trình động cơ không đồng bộ 3 pha “gối đầu giường”
a) Tài liệu quấn motor: Sách sửa chữa và quấn lại động cơ điện
Quy trình sửa chữa, đấu nối và quấn lại động cơ điện không đồng bộ 3 pha tương đối phức tạp do có nhiều loại, nhiều kiểu. Từ máy điện 1 chiều cho đến máy điện xoay chiều cũng như các sản phẩm do nhiều nước trên thế giới chế tạo đều nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng, khí hậu, cũng môi trường thực tiễn và tình trạng nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của người thợ mới chính là yếu tố quan trọng nhất để đạt được độ tin cậy và độ bền bỉ cho máy.
Chính vì lẽ trên, cuốn sách “Sửa chữa và quấn lại động cơ điện” đã được phát hành bởi Công ty cổ phần sách Đại Học Dạy Nghề. Đây chính là cuốn tài liệu quấn motor được xuất bản vào năm 2015, do tác giả KS. Bùi Văn Yên biên soạn với bìa mềm, số trang 200 và khổ sách là 16 x 24 cm, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản.
Hình ảnh cuốn sách sửa chữa và quấn lại động cơ điện
Nội dung chính của sách Sửa chữa và quấn lại động cơ điện” bao gồm có 4 chương:
- Chương 1: Kiến thức cơ bản về dây quấn và cách sửa chữa máy điện 1 chiều, cách vẽ sơ đồ của các loại dây quấn xếp và loại dây quấn sóng. Kinh nghiệm quấn máy điện cực nhanh bằng tay, quấn máy điện đơn giản theo khuôn cho những máy móc chạy bằng động cơ điện 1 chiều, các loại máy điện 1 chiều trên xe ô tô hay xe máy kéo,...
- Chương 2: Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, cách kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng những động cơ điện 1 pha, 3 pha thông dụng,...
- Chương 3: Thực hành quấn lại cho các động cơ điện không đồng bộ 3 pha, động cơ điện xoay chiều hạ thế,...
- Chương 4: Giới thiệu chi tiết những vật liệu kỹ thuật điện cần thiết cho việc sửa chữa, cách quấn lại máy điện,...
Các bạn muốn tham khảo thêm có thể click tại đây: Sửa chữa và quấn lại động cơ điện.
b) Giáo trình kỹ thuật điều khiển động cơ điện
“Giáo trình kỹ thuật điều khiển động cơ điện” được biên soạn chính xác và đầy đủ theo đề cương của vụ THCN – DN, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung xây dựng và thông qua cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Thông qua đó, nhằm mục đích từng bước thống nhất nội dung dạy và học nghề điện trong các trường THCN trên toàn quốc.
Các kiến thức trong toàn bộ sách giáo trình có mối liên hệ logic với nhau chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần sơ lược trong nội dung chính của chuyên ngành đào tạo. Chính vì thế cho nên người dạy và người học cần tham khảo thêm một số giáo trình có liên quan đến ngành học để việc sử dụng tài liệu có hiệu quả hơn.
Giáo trình được biên soạn bởi các giáo sư và chuyên gia đầu ngành, trong đó đã cập nhật những kiến thức mới nhất có liên quan đến động cơ không đồng bộ 3 pha nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng. Đồng thời, các tác giả cũng cố gắng gắn kết những nội dung cơ bản của lý thuyết ngành điện vào trong thực tiễn của sản xuất và đời sống nhằm đem lại tính thực tiễn cao cho giáo trình.
Dạy nghề và Nhà xuất bản Giáo dục. Nội dung tài liệu động cơ điện 3 pha được biên soạn hết sức ngắn gọn, trình bày khoa học và dễ hiểu với dung lượng 60 tiết, bao gồm có các chương:
- Chương I: Khái quát về hệ truyền động điện
- Chương II: Các bộ biến đổi
- Chương III: Các phần tử điều khiển
- Chương IV: Đặc tính cơ bản của motor điện
- Chương V: Các mạch điều khiển của động cơ điện máy bơm trục ngang Pentax thường gặp.
Giáo trình kỹ thuật điều khiển động cơ điện
Mặt khác, kết hợp với các trang thiết bị thực hành có sẵn của trường cũng như ở các xí nghiệp bên ngoài, “Giáo trình kỹ thuật điều khiển động cơ điện” được biên soạn dành riêng cho các đối tượng là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, THCN, những công nhân lành nghề bậc 3/ 7. Đây cũng chính là tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích cho các kỹ thuật viên đang làm việc ở các cơ sở sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực.
Các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây, tài liệu gồm 2 phần như sau:
c) Sách sửa chữa motor điện
Là cuốn sách giáo trình động cơ điện bao gồm có 11 chương, trình bày đầy đủ và chi tiết về mô tơ điện cũng như các thiết bị có liên quan. Đặc biệt, giáo trình còn cung cấp cho bạn phương pháp sử dụng motor không đồng bộ 3 pha và các thiết bị điện có liên quan.
Mặt khác, sách cũng trình bày những nguyên lý hoạt động cơ bản của các loại motor 3 pha, thông tin về cơ bản các loại motor điện, cách lựa chọn motor, bảo vệ và xử lý những hư hỏng của motor điện 3 pha trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thông thường.
Ở cuối mỗi chương, người biên soạn còn nêu ứng dụng, các hoạt động thực hành và đặc biệt là các bài trắc nghiệm khách quan nhằm giúp cho người đọc củng cố lại các kiến thức và nắm vững nhất cách sửa chữa các motor. Bên cạnh đó, sách còn cung cấp cho bạn các kỹ thuật viên cách sửa chữa cũng như lý thuyết về an toàn điện.
Cuốn sách giáo trình động cơ điện bao gồm có 11 chương
Cuối sách còn có thêm 1 phần phụ lục, trong đó trình bày tất cả các bảng biểu, sơ đồ cũng như các công thức tính toán chi tiết và vô cùng hữu dụng. Phần chú giải sẽ liệt kê chi tiết hơn 100 thuật ngữ kỹ thuật điện, các motor cũng như các thiết bị, hệ thống điều khiển motor.
Cuốn sách “Sửa chữa motor điện” mang nội dung vô cùng phong phú cùng với nhiều hình ảnh minh họa cực kỳ chính xác, rõ ràng cụ thể, đảm bảo cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích nhất cho các bạn trong quá trình sản xuất và sửa chữa đồ điện.
Bộ tài liệu bao gồm có 2 phần, các bạn có thể click ngay vào đường link dưới đây:
4. Catalogue các loại động cơ điện, motor điện thông dụng
Catalogue Y3 4P, Mô Tơ 4 Cực Điện 1400-1500 vòng phút, Thông số kỹ thuật, MinhMotor, 0901460163
Catalogue Y3 2P, Mô Tơ 2 Cực Điện 2800-3000 vòng phút, Thông số kỹ thuật, MinhMotor, 0901460163
Catalogue Y3 6P, Mô Tơ 6 Cực Điện 900-1000 vòng phút, Thông số kỹ thuật, MinhMotor, 0901460163
Catalogue Y3 8P, Mô Tơ 8 Cực Điện 700-720 vòng phút, Giá, Bản Vẽ, MinhMotor, 0901460163
Catalogue IE2 Động Cơ Tiết kiệm điện tiêu chuẩn Châu Âu, PARMA, MINHMOTOR
Catalogue IE3 Động Cơ Tiết kiệm điện tiêu chuẩn Châu Âu cao cấp, PARMA, MINHMOTOR
Catalogue GL Y3 Động Cơ 3 pha, 0.18 - 22kW, Parma, MINHMOTOR Cataloge
1. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ 3 pha:
- Khái niệm: Là loại động cơ điện xoay chiều, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.
- Cấu tạo: Bao gồm 2 bộ phận chính: stato và roto.
- Nguyên lý hoạt động: Dòng điện 3 pha chạy trong stato tạo ra từ trường quay, roto quay theo từ trường này với tốc độ n < n1 (n là tốc độ quay của roto, n1 là tốc độ quay của từ trường).
- Phân loại:
- Dựa vào kiểu roto: roto lồng sóc, roto dây quấn.
- Dựa vào công suất: công suất nhỏ, công suất lớn.
- Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện gia dụng, sản xuất công nghiệp.
2. Đánh giá chi tiết các giáo trình được giới thiệu:
- Tài liệu quấn motor: Sửa chữa và quấn lại động cơ điện:
- Nội dung: Hướng dẫn sửa chữa, đấu nối và quấn lại động cơ điện 1 pha, 3 pha.
- Ưu điểm:
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về quấn motor.
- Hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu.
- Nhược điểm:
- Chỉ dành cho người có kiến thức chuyên môn về điện.
- Không phù hợp với người mới bắt đầu.
- Giáo trình kỹ thuật điều khiển động cơ điện:
- Nội dung: Giới thiệu về nguyên lý hoạt động, cấu tạo, cách điều khiển động cơ điện.
- Ưu điểm:
- Cung cấp kiến thức tổng quan về động cơ điện.
- Phù hợp với nhiều đối tượng.
- Nhược điểm:
- Nội dung chưa đi sâu vào chi tiết.
- Ít hướng dẫn thực hành.
- Sách sửa chữa motor điện:
- Nội dung: Hướng dẫn sửa chữa các loại motor điện thông dụng.
- Ưu điểm:
- Cung cấp kiến thức thực tế về sửa chữa motor.
- Dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Nhược điểm:
- Nội dung chưa đầy đủ, chỉ tập trung vào sửa chữa.
- Ít thông tin về nguyên lý hoạt động.
3. Hướng dẫn sử dụng các giáo trình và tài liệu:
- Xác định mục đích học tập:
- Muốn tìm hiểu kiến thức cơ bản hay chuyên sâu về động cơ không đồng bộ 3 pha?
- Muốn học cách sửa chữa motor hay chỉ muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động?
- Lựa chọn giáo trình phù hợp:
- Dựa vào mục đích học tập, trình độ kiến thức và sở thích.
- Cách sử dụng giáo trình:
- Đọc kỹ nội dung, chú ý các khái niệm, nguyên lý và hình ảnh minh họa.
- Kết hợp học lý thuyết với thực hành.
- Tham khảo thêm các tài liệu khác để có cái nhìn toàn diện.
4. Mở rộng kiến thức về động cơ không đồng bộ 3 pha:
- Cách bảo trì, bảo dưỡng động cơ:
- Vệ sinh động cơ định kỳ.
- Kiểm tra, thay thế các bộ phận bị hỏng.
- Sử dụng động cơ đúng công suất.
- Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục:
- Động cơ không hoạt động.
- Động cơ phát ra tiếng ồn lớn.
- Động cơ bị rung lắc.
- Ứng dụng của động cơ trong thực tế:
- Quạt điện, máy bơm nước.
- Máy giặt, tủ lạnh.
- Máy móc công nghiệp.
Kết luận:
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các giáo trình động cơ không đồng bộ 3 pha, cách lựa chọn và sử dụng giáo trình phù hợp. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thêm kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng và ứng dụng của động cơ.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Cách Kiểm Tra Motor Bị Cháy: Nguyên Nhân Cháy Motor, Cách Khắc Phục Motor Bị Cháy
- Nguyên Nhân Motor Bị Lệch Pha Và Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
- Các Lỗi Thường Gặp Của Motor Điện, Cách Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Định Kỳ
- Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Motor 3 Pha, Lợi Ích, Khái Niệm
- Động Cơ Parma, Thương Hiệu Bán Chạy Nhất Việt Nam, Quy Mô Tập Đoàn
- Cách Đấu Điện Motor 1 Pha, Đấu tụ, Đảo Chiều Tùy Ý
- Giá Motor 3 Pha Hitachi Toshiba Mitsubishi Nhật, ABB, Siemens Đức, Giá Quấn Lại Motor Toàn Quốc