0901460163Miền Nam
0981645020Miền Bắc

Cách Kiểm Tra Motor 1 Pha Và 3 Pha Bị Cháy, Các Nguyên Nhân Gây Cháy Motor

Viết bởi: Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc, sinh năm 1985, sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Vũ Hồng Phúc đã tự mình khám phá thế giới qua việc du học tại EF Language School London và nhiều trường đại học khác. Tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm, anh quyết định trở về đất nước. Vũ Hồng Phúc đã hướng đến mục tiêu phát triển Dongco3pha.com là thương hiệu "Động cơ điện" hàng đầu Việt Nam. Trong nhiều năm liền danh liên tục mang lại nhiều thành tựu cho doanh nghiệp và đóng góp nhiều giải pháp tối ưu về chế tạo máy, chế tạo động cơ giảm tốc, động cơ điện.
26 thg 5 2024 21:31

Motor điện 3 pha ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng nếu bạn đấu sai dây thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, đồng thời có thể làm motor bị cháy. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra motor bị cháy cũng như cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

1. Nguyên nhân cháy motor

Trước khi tìm cách kiểm tra motor bị cháy, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng cháy motor. Motor điện (còn gọi tên khác là động cơ điện) là động cơ sử dụng nguồn điện nói chung. Chúng đã được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: motor điện 1 pha, 3 pha, một chiều hay xoay chiều, motor điện roto lồng sóc hay dây quấn, motor điện vạn năng,..

Và dù cho là loại motor nào đi chăng nữa thì chức năng chính của chúng cũng là tạo là nguồn động lực cơ học cần thiết dành cho mọi thiết bị hoạt động tốt nhất.

Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng cháy motor.

Động cơ điện khi hoạt động trong điều kiện không thuận lợi thì tuổi thọ của nó cũng sẽ bị giảm đáng kể. Đa số động cơ điện bị cháy thường là do quá nhiệt, phần ít còn bị cháy do phóng điện. Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng cháy động cơ điện các bạn cần biết:

a)  Cháy motor do nguồn điện bị mất đi

Do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào động cơ lại bị mất đi 1 pha

Mất 1 pha sẽ gây quá dòng cho 2 pha còn lại, nếu tình trạng quá dòng 2 pha kéo dài thì sẽ gây quá nhiệt cục bộ, từ đó dẫn đến cháy động cơ.

Các nguyên nhân chủ yếu khiến motor bị cháy mất 1 pha:

  • Cầu chì của động cơ bị đứt.
  • Đầu dây đấu nối điện vào trong động cơ điện, chỉ cần có 1 con bù lon bị lỏng không ăn điện thì sẽ làm mất 1 pha.
  • Cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong quá trình khởi động từ của động cơ điện dẫn đến cháy mất 1 pha.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm trong động cơ khởi động từ còn tốt, thì bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động có điều chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có quá dòng thì phần cơ khí sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều làm động cơ khó khởi động, nên đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường gây cháy động cơ điện.

Có nhiều nguyên nhân khiến motor bị cháy mất 1 pha

b) Động cơ điện bị cháy do quá dòng, điện áp không ổn định

Dòng điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng làm cho dòng điện tăng cao, gây tình trạng quá dòng, dẫn đến cháy.

c) Motor cháy do nhiệt độ môi trường quá cao

khiến cho động cơ bị đóng bụi, không giải nhiệt được, do đó cũng làm cho động cơ điện bị chập cháy.

d) Động cơ điện cháy do thường xuyên bị quá tải kéo dài 

Người ta cho phép mỗi động cơ có thể quá tải nhưng phải thấp hơn 15 - 30% thì không phải cắt ra. Các bộ phận cần bảo vệ như cầu chì, rơ le nhiệt, rơ le quá dòng thường được cài đặt lại để có thể khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận này không hoạt động quá tải, quá trị số trên thường xuyên kéo dài làm nóng động cơ, dẫn đến cháy động cơ.

e) Động cơ điện bị cháy do mòn chi tiết gây ma sát

Động cơ điện bị hư các gối trục, bị phát nóng do vòng bi bạc đạn, ổ trượt hoặc do các bộ phận ma sát nhằm chống di trục

Vì thiếu mỡ bò hoặc dầu nhớt bôi trơn, hoặc loại mỡ bò, dầu nhớt bôi trơn đó không còn đủ khả năng bôi trơn. Cũng có thể do mài mòn nhiều, các mặt ma sát không còn độ trơn bóng, khe hở giữa các mặt ma sát tăng cao, dẫn đến sự cọ sát giữa stato và roto tạo ra các vết xước bóng gây cháy động cơ điện.

f) Động cơ điện bị cháy có chỗ bị nổ dây 

Dây bị nổ và nám đen các vị trí xung quanh là do động cơ bị bụi bặm, hơi nước, các loại hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện. Từ đó làm phóng điện một chỗ dẫn tới tình trạng cháy động cơ điện. 

Ngoài ra, việc phóng điện làm cháy động cơ còn do 1 nguyên nhân nữa, đó là độ cách điện của dây đồng ở mức quá thấp khi bị rung động, lúc này điện áp lên xuống đột ngột sẽ gây ngắn mạch trong cuộn dây.

2. Cách kiểm tra motor bị cháy - cách đo motor 3 pha bị cháy

Tiến hành cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy, cách đo motor 3 pha bị cháy nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính của dây bị cháy, không còn dẫn điện được. Trong khi đó, nếu 2 tiếp điểm còn lại bị dính mà không nhả ra được, thì động cơ bị cháy là do tình trạng khởi động từ khi dùng quá lâu ngày sẽ bị hư.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm đều còn tốt thì các bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động của động cơ có điều chỉnh cho tải bị quá dòng hay không. Nếu có thì thường là phần cơ khí sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều khiến cho động cơ khó khởi động. Cho nên khi đó nó đã điều chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường, điều này sẽ làm cháy động cơ.

Tiến hành kiểm tra motor 3 pha bị cháy nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm bị cháy

  • Khi tháo 1 chiếc motor điện 3 pha ra để quấn lại, chúng ta cũng có thể xác định được một cách tương đối là cháy do động cơ bị mất pha hay quá tải: nếu cháy do mất pha thì sẽ có ít nhất là vài cuộn thuộc pha này có sợi dây đồng không bị cháy nám đen giống như các cuộn dây của các pha còn lại.
  • Quan sát phần stator, nếu thấy có các vết xước bóng do roto quay chạm vào, lý do là bạc đạn của nó bị mòn, hư. Nếu trong động cơ, có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh là do động cơ bị hơi nước lọt vào gây ra sự phóng điện 1 chỗ, dẫn tới gây cháy động cơ.
  • Cách kiểm tra motor 1 pha bị cháy cũng tương tự như motor 3 pha, chúng ta cần kiểm tra các đầu nối điện vào động cơ, nếu thấy 1 con bulong bị lỏng - đây chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha, tình trạng này có thể làm cháy động cơ.

3. Cách khắc phục motor bị cháy

Để các bạn có cơ sở đánh giá vấn đề motor bị cháy 1 cách đúng đắn và khắc phục cách hiệu quả tình trạng trên, chúng tôi xin giới thiệu một số cách khắc phục tình trạng motor bị cháy như sau:

a) Giảm độ từ thẩm của động cơ

Chúng ta biết tính chất cơ bản của motor điện chính là chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng cơ học dựa trên trục quay của động cơ (rotor) thông qua cơ chế truyền từ trường từ stator sang rotor. Mức độ năng lượng truyền sang rotor phụ thuộc rất nhiều vào độ từ thẩm của lõi sắt bên trong stator và rotor. Thông thường sau mỗi lần bị chập cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ của động cơ sẽ bị giảm đi 1 phần.

Như vậy, khi quấn lại 1 động cơ bị cháy nếu không được thực hiện bởi các kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm tính toán để điều chỉnh cho đúng mà cứ quấn lại như cũ thì sẽ bị giảm công suất cũng như gây tình trạng phát nhiệt nhiều và khiến động cơ nhanh bị cháy lại. Thông thường, những cơ sở quấn motor hay làm lại như cũ nên hiệu quả hoạt động của motor cũng không cao.

Nếu được tính toán đúng thì một motor quấn sửa lại có thể đạt tới 95% công suất như motor mới.

Một motor quấn sửa lại có thể đạt tới 95% công suất như motor mới

b) Lót cách điện và tẩm sấy keo để cách điện

Trước khi quấn dây thì việc mà bạn cần làm trước tiên là lót ngay 1 lớp cách điện vỏ, trong quá trình quấn dây phải đảm bảo lớp cách điện giữa cáp pha. Đến khi quấn dây xong phải tẩm sấy keo thành 1 lớp cách điện cho từng rãnh dây nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố như: chạm vỏ, chạm pha hay chạng vòng.

Tất cả tùy vào mức độ quá tải, quá nhiệt mà có thể gây ra tình trạng cháy động cơ và làm điện giật. Vì vậy, vật liệu lót cách điện cần đảm bảo độ được độ cách điện, bền bỉ với thời gian, có khả năng chống chịu môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.

d) Chú ý chất liệu và chất lượng dây quấn

Thông thường thì dây quấn motor được làm bằng chất liệu đồng có tráng 1 lớp men cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm giá thành sản phẩm, nhiều đơn vị sửa chữa dùng dây nhôm để làm dây quấn thay cho dây đồng. Điều này làm giảm đáng kể công suất làm việc cũng như độ bền của motor. 

Ngoài ra, chất lượng dây cũng còn có rất nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, hiệu quả vận hành của motor cũng như motor điện 1 pha.

Chi phí mua động cơ mới trên thực tế rất tốn kém, có thể lên đến hàng tỉ đồng, trong khi đó, chi phí quấn sửa lại động cơ chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị của motor. Cho nên giải pháp quấn sửa lại motor được rất nhiều đơn vị lựa chọn. 

e)  Phương pháp quấn lại dây motor

Phương pháp quấn dây ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng vận hành của motor. Có nhiều cách khác nhau để quấn, bạn có thể dùng tay hoặc máy để đưa dây quấn vào bên trong các rãnh của motor. 

Tuy nhiên, phương pháp quấn dây cho motor đúng đắn cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ của bàn tay nhằm giúp các cuộn dây được đưa vào bên trong rãnh 1 cách nguyên vẹn. Những phương pháp kiểm tra và quấn lại motor không đúng và chính sự thiếu cẩn thận của bạn có thể làm giãn các sợi dây cũng như gây nên tình trạng rạn nứt, bong tróc lớp men cách điện và điều này cũng sẽ khiến động cơ vận hành không bền.

Video cách đấu điện motor 1 pha

4. Dấu hiệu motor bị cháy

Có mùi khét

Mùi khét là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng cháy motor. Ngửi thấy mùi khét từ motor là dấu hiệu cho thấy motor đang quá nóng hoặc sắp cháy. Mùi khét này có thể do dầu mỡ bị đốt, hoặc do các linh kiện bên trong motor bị nóng chảy.

Khi ngửi thấy mùi khét từ motor, bạn nên ngay lập tức tắt motor và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến cháy nổ hoặc hư hỏng motor.

Khói

Motor bốc khói là dấu hiệu rõ ràng của cháy motor. Khói có thể xuất hiện từ các vị trí khác nhau của motor, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cháy. Khói có thể là màu trắng, xám hoặc đen, tùy thuộc vào loại chất đang đốt.

Khi thấy motor bốc khói, bạn nên ngay lập tức tắt motor và rời khỏi khu vực đó. Sau đó, gọi điện thoại cho các chuyên gia để xử lý tình huống. Đừng cố tự tay xử lý cháy motor, vì điều này có thể gây thêm tai nạn hoặc thiệt hại.

Rung động bất thường

Motor bị rung lắc bất thường trong quá trình hoạt động cũng có thể là dấu hiệu của hư hỏng hoặc sắp cháy. Rung động bất thường có thể do các linh kiện bên trong motor bị hư hỏng hoặc do motor hoạt động quá tải.

Khi thấy motor bị rung lắc bất thường, bạn nên ngay lập tức tắt motor và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến cháy nổ hoặc hư hỏng motor.

Giảm hiệu suất

Hiệu suất của motor giảm đáng kể cũng có thể là dấu hiệu motor gặp vấn đề. Giảm hiệu suất có thể do các linh kiện bên trong motor bị hư hỏng hoặc do motor hoạt động quá tải.

Khi thấy hiệu suất của motor giảm đáng kể, bạn nên kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến cháy nổ hoặc hư hỏng motor.

Tóm lại, để phát hiện kịp thời tình trạng cháy motor, chúng ta cần chú ý tới các dấu hiệu sau: có mùi khét, khói, rung động bất thường và giảm hiệu suất. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên ngay lập tức tắt motor và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Việc thực hiện định kỳ bảo trì và kiểm tra motor cũng rất quan trọng để phòng ngừa tình trạng cháy motor.

5. Biện pháp phòng ngừa cháy motor

Sử dụng motor phù hợp công suất

Khi lựa chọn motor, việc chú ý tới công suất là rất quan trọng. Chọn motor có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh tình trạng quá tải. Khi motor hoạt động quá tải, nó sẽ tạo ra nhiều nhiệt độ cao hơn so với mức độ chịu nhiệt của các linh kiện, dây dẫn và các bộ phận khác trong motor. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ hoặc hư hỏng motor.

Ngoài ra, việc sử dụng motor phù hợp công suất cũng giúp tăng tuổi thọ cho motor, giảm chi phí bảo trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động cao nhất. Do đó, trước khi mua motor, hãy tìm hiểu kỹ về công suất cần thiết cho nhu cầu sử dụng của mình và chọn motor phù hợp.

Bảo trì motor định kỳ

Bảo trì motor định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa cháy motor. Điều này bao gồm các hoạt động như vệ sinh, kiểm tra và thay thế dầu mỡ. Việc thực hiện bảo trì định kỳ giúp đảm bảo motor hoạt động trơn tru và bền bỉ, giảm thiểu rủi ro cháy nổ.

Trong quá trình hoạt động, motor sẽ tạo ra một lượng lớn bụi bẩn và mỡ đốt. Nếu không thực hiện vệ sinh định kỳ, các bụi bẩn này sẽ tích tụ trên các linh kiện và bộ phận của motor, làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng nhiệt độ hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ. Do đó, việc thực hiện vệ sinh định kỳ là rất quan trọng.

Ngoài ra, việc kiểm tra và thay thế dầu mỡ cũng rất quan trọng. Dầu mỡ giúp giảm ma sát giữa các linh kiện và bộ phận của motor, giúp motor hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn. Nhưng sau một thời gian sử dụng, dầu mỡ sẽ bị ô nhiễm và mất đi tính năng của nó. Do đó, việc kiểm tra và thay thế dầu mỡ định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo motor hoạt động tốt và tránh tình trạng cháy nổ.

Lắp đặt motor đúng cách

Việc lắp đặt motor đúng cách cũng rất quan trọng để phòng ngừa cháy motor. Chọn vị trí lắp đặt phù hợp, đảm bảo thông gió tốt, tránh đặt motor gần nguồn nhiệt hoặc môi trường khắc nghiệt.

Khi lắp đặt motor, hãy chọn vị trí có thông gió tốt để giúp motor giảm nhiệt tốt hơn. Nếu motor hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao hoặc không có thông gió tốt, nó sẽ tăng nhiệt độ hoạt động và tăng rủi ro cháy nổ.

Ngoài ra, hãy tránh đặt motor gần nguồn nhiệt hoặc môi trường khắc nghiệt. Nguồn nhiệt có thể làm tăng nhiệt độ hoạt động của motor, trong khi môi trường khắc nghiệt có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của motor và tăng rủi ro cháy nổ.

Kiểm tra nguồn điện thường xuyên

Việc kiểm tra nguồn điện thường xuyên cũng là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa cháy motor. Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho motor ổn định, tránh các sự cố về điện áp, tần số.

Khi motor hoạt động, nó cần nguồn điện ổn định để hoạt động tốt. Nếu nguồn điện không ổn định, có thể xảy ra các sự cố về điện áp, tần số, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của motor và tăng rủi ro cháy nổ.

Do đó, việc kiểm tra nguồn điện thường xuyên là rất quan trọng. Nếu phát hiện có sự cố về nguồn điện, hãy khắc phục ngay để đảm bảo motor hoạt động tốt và tránh tình trạng cháy nổ.

Tóm lại, để phòng ngừa cháy motor, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: sử dụng motor phù hợp công suất, bảo trì motor định kỳ, lắp đặt motor đúng cách và kiểm tra nguồn điện thường xuyên. Việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp đảm bảo motor hoạt động tốt và tránh tình trạng cháy nổ.

Kết luận

Động cơ là thiết bị quen thuộc, có mặt trong nhiều hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, sự cố cháy motor đôi khi khiến bạn lúng túng. Vậy là bạn đã tìm thấy bài viết "Cách Kiểm Tra Motor 1 Pha Và 3 Pha Bị Cháy" hữu ích rồi phải không nào?

Bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để tự mình kiểm tra, khắc phục sự cố cháy motor đơn giản. Bên cạnh đó, bài viết còn giúp bạn phòng ngừa cháy motor hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Hãy lưu lại bài viết để tham khảo bất cứ khi nào bạn cần xử lý sự cố motor bị cháy. Chúc bạn thành công!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

5.774 reviews

Tin tức liên quan

Hiệu Suất Động Cơ Điện Là Gì? Khái Niệm, Đơn Vị Và Cách Tính Hiệu Suất Động Cơ
Mô-men Xoắn Trong Motor Điện Là Gì? Khái Niệm, Đơn Vị Và Cách Tính Mô-men Xoắn
Tốc Độ Quay Trong Motor Điện Là Gì? Khái Niệm, Đơn Vị Và Cách Tính Tốc Độ Quay
Dòng Điện Định Mức Là Gì? Khái Niệm, Đơn Vị Và Cách Tính Dòng Điện Định Mức
Điện Áp Là Gì? Khái Niệm, Đơn Vị Và Cách Tính Điện Áp