Motor giảm tốc hay còn gọi là động cơ giảm tốc là thiết bị hiện đang được sử dụng rất phổ biến bên trong các băng chuyền sản xuất, chúng được ứng dụng trong hầu hết các doanh nghiệp và đời sống. Do đó, cũng có nhiều khách hàng quan tâm về cách làm motor giảm tốc từ những vật liệu có sẵn như thế nào? Động cơ giảm tốc và hộp số giảm tốc thực ra có liên quan gì với nhau hay không?
Nội dung
1. Khái niệm motor giảm tốc
Trước khi đi tìm hiểu cách làm motor giảm tốc bằng các vật liệu tại nhà, mời bạn hãy cùng tìm hiểu khái niệm motor giảm tốc là gì?
Motor giảm tốc trên thực tế chính là động cơ điện có tốc độ thấp, bởi vì tốc độ này đã được hộp số giảm tốc làm giảm đi nhiều (có thể là giảm đi từ 1/ 2 cho đến 1/ 20). Motor giảm tốc khác với các loại động cơ bình thường có cùng công suất và số cực.
Motor giảm tốc trên thực tế chính là động cơ điện có tốc độ thấp
Tùy theo nhu cầu thực tế của người dùng cũng như mục đích của công việc, có thể sử dụng hộp số giảm tốc theo nhiều cách. Nhưng chung quy lại thì vẫn phải dựa trên 1 nguyên tắc “bất di bất dịch”, đó là: làm giảm số vòng quay của motor và làm tăng cường mô men xoắn, đồng thời, tăng khả năng chịu tải và độ bền của động cơ lên.
Cấu tạo của motor giảm tốc thường bao gồm có 2 thành phần, đó chính là động cơ điện và hộp giảm tốc. Động cơ điện thường có số vòng quay cực lớn, khoảng 2900rpm 1450rpm 960rpm nhưng mô men xoắn của chúng lại cực nhỏ. Mô men xoắn của động cơ sẽ đặc trưng cho khả năng chịu tải của động cơ. Chỉ cần lúc gắn hộp giảm tốc vào trong động cơ điện, ngay lập tức, mô men xoắn sẽ được tăng lên.
Cách làm motor chạy nhanh hơn: Có nhiều cách làm motor chạy nhanh nhưng chủ yếu là tác động đến 2 phần của hộp số là phần điện hoặc phần cơ khí:
- Phần điện: Sử dụng biến tần để tiến hành thay đổi được tốc độ của động cơ. Từ đó, thay đổi luôn số cặp cực bên trong động cơ. Nếu động cơ điện 1 pha thì có thể dùng mạch dimmer để tiến hành thay đổi tốc độ của motor điện.
- Phần cơ khí: Đơn giản là tìm cách thay đổi đường kính của puly truyền động. Cách này tuy không được đẹp về thẩm mỹ nhưng đơn giản và tiết kiệm hơn cả.
Có nhiều cách để làm cho motor chạy nhanh hơn
2. Hộp giảm tốc được phân chia thành những loại nào?
Có 2 cách để bạn có thể phân chia các loại hộp giảm tốc, đó là phân chia theo tỷ số truyền động và phân theo loại truyền động.
Phân loại dựa vào tỷ số truyền:
- Hộp số giảm tốc 1 cấp,
- Hộp số giảm tốc nhiều cấp.
- Phân loại dựa vào các loại truyền động:
- Hộp số giảm tốc bánh răng trụ: kiểu khai triển, phân đôi hay đồng trục.
- Hộp số giảm tốc bánh răng côn hoặc bánh răng côn – trụ.
- Hộp số giảm tốc trục vít – bánh răng.
- Hộp số giảm tốc bánh răng – trục vít: Ở đây, chúng ta sẽ thiết kế một hộp giảm tốc 2 cấp và 1 bộ truyền ngoài.
Có 2 cách để bạn có thể phân chia các loại hộp giảm tốc
3. Tự chế cách làm motor giảm tốc từ những vật liệu đơn giản vô cùng
a) Cách làm motor giảm tốc tại nhà từ chiếc quạt cũ
Bạn có thể sử dụng bộ phận tuốc năng của 1 chiếc quạt cũ, khi sử dụng dòng điện 220V thì tốc độ của nó lúc này sẽ rất chậm vì chỉ có 4v/ p. Lúc này, bạn không thể sử dụng để làm gì được. Motor cũ bạn lựa chọn có thể không nhất thiết phải là 12V nhưng phải đảm bảo được hoạt động tốt nhất.
Đầu tiên, bạn gỡ cái mấu chốt của motor ra, hãy nhớ gỡ hết cái bánh răng ra, tiến hành rút vào, sau đó dùng kìm cộng lực để tháo cái trục ra. Ở đây, trục motor có kích thước 2mm nên chúng ta cần sử dụng chiếc khoan có mũi bằng 2mm để có thể khoan thủng 1 lỗ ở chính giữa.
Có thể lớp sắt sẽ làm motor hơi già, cho nên cũng tương đối khó khoan. Khi đó, các bạn nên ngoáy thêm 1 chút ra để cho motor giảm tốc có thể quay được trơn tru hơn. Ở phần đầu cũng tương nhỏ nên bạn cũng cần ngoáy thêm để dễ lắp vào động cơ sao cho vừa khít.
Bên ngoài sẽ có 1 cái bạc lồi lên để có thể đẩy cái motor ra, khi đó bạn cần dùng 1 miếng bìa để lót vào chỗ đó và đục 1 lỗ ở giữa rồi tiếp theo dùng keo gắn vào. Dùng kéo để cắt xung quanh những phần thừa đi, bên dưới cũng làm tương tự như vậy. Nhưng cần chú ý là ở đây có nhiều dầu mỡ nên luôn bị văng ra, bạn cần lấy khăn và thường xuyên lau cho sạch.
Sử dụng chiếc tuốc năng của chiếc quạt cũ là có thể chế motor giảm tốc
Sau đó dùng keo để dán vào, giữ tay 1 lúc là được, thực ra bạn chỉ cần dán keo là đủ giữ được motor rồi. Bởi vì khi bạn cắm nam châm vào nó sẽ dính vào motor, còn các phần keo chỉ là phụ mà thôi. Keo khô thì bạn lại đặt nam châm vào, có thể thêm vào 1 giọt keo con voi vào để cố định vào với trục cho chặt hơn. Sau đó, bạn hãy lắp bánh răng vào, chỉ cần nhớ lắp đúng thứ tự của nó là được.
Cuối cùng, để chuẩn bị hoàn thành thao tác, bạn hãy lắp phần nắp vào là xong. Chú ý là những cái trục phải chui vào được bên trong những cái lỗ thì motor mới chuẩn được, sau đó dùng kìm để bẻ những cái chấu về vị trí cũ. Như vậy là bạn đã hoàn thành 1 chiếc motor giảm tốc 12V, bạn có thể tiến hành test thử, đảo chiều hay sử dụng kìm giữ sẽ thấy nó có thể quay và đẩy kìm ra được, hoặc nếu dán băng dính vào nó sẽ quay đứt luôn cả băng dính.
Motor giảm tốc này có tốc độ rất khỏe, có tỷ lệ truyền động cũng rất lớn thông qua bộ tuốc năng bị hỏng. Cho nên khi sử có thể tiết kiệm được chi phí, các bạn có thể áp dụng nó để làm máy đánh trứng, máy vặn ốc cũng rất tiện dụng.
b) Cách làm motor giảm tốc bằng củ đề xe máy
Quy trình chế tạo motor giảm tốc từ 1 con củ đề xe máy thông dụng ở các tiệm sửa xe máy, bạn có thể tập hợp lại để đem về chà rửa cẩn thận rồi tháo ra. Sau đó, dùng máy để tiến hành cắt phần đuôi của chiếc củ đề, chú ý có thể lắp vào máy tiện rồi dùng máy cắt để cho đường cắt được đều và đẹp.
Sau khi cắt xong phần đuôi của củ đề, đây chính là phần bên trên của củ đề, bạn sẽ tận dụng để có thể làm motor giảm tốc. Bên trên mỗi con củ đề thường có 2 viên nam châm vĩnh cửu vô cùng chắc chắn, bạn cần phải dùng búa để đập, nhằm loại bỏ cục nam châm đi.
Ở đây, phần rotor của củ đề phải được gắn liền với bánh răng truyền động, bạn cũng cần cắt đi sao cho đến 1 đoạn ngắn, sau đó đục ra và tận dụng luôn cái phần trục răng ở phía bên trên. Đây là 1 công việc vô cùng kỳ công, được gia công hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi bạn phải có sự khéo và kiên nhẫn thì mới làm được.
Mỗi chi tiết cắt xong, các bạn hãy kê lên chiếc đe để đục ngay ra lấy riêng phần ruột bên trong. Đây cũng là phần trục của động cơ và chính là phần chuyển động. Ở đây, trục motor 775 có kích thước là 5mm, còn trục củ đề là 9mm. Vì vậy, bạn phải dùng khớp nối 59 để kết nối chúng lại với nhau rồi đóng ăn khớp lại cho thật chắc chắn.
Làm motor giảm tốc tại nhà bằng củ đề xe máy
Một công đoạn vô cùng quan trọng lúc này là bạn hãy tạo 3 lỗ trên thân củ đề để cố định chiếc motor 775 vào. Nếu như làm taro thủ công thì bạn có thể mất đến 1 buổi sáng. Tiếp đó, bạn có thể dùng mũi khoan taro và 1 chiếc máy khoan bàn được độ lại để có thể tạo ra một đường ren cho nó.
Nếu quyết tâm đầu tư mạnh về dụng cụ cũng như ý tưởng thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các phần gia công sản phẩm. Chỉ là 1 chiếc máy khoan bàn bình thường nhưng trên thân máy có thể độ thêm 1 công tắc đảo chiều để có thể đảo chiều được mũi khoan taro. Sau khi đã hoàn tất được các công đoạn, các bạn có thể đem tất cả các dụng cụ đồ nghề ra để cọ rửa sạch sẽ và bắt đầu test thử sản phẩm là xong.
4. Nguyên lý hoạt động của motor và hộp giảm tốc
Như ở phần trên chúng tôi đã trình bày về cấu tạo của hộp giảm tốc, từ đó mà ta có thể hiểu được về nguyên lý hoạt động cơ bản của hộp giảm tốc như sau:
Hộp giảm tốc thường là một hệ bánh răng, chúng thường bao gồm nhiều bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng được lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền động và mô men quay xác định đã thiết kế để có thể lấy ra được vòng quay cần thiết.
Cũng có một số loại hộp số giảm tốc không sử dụng hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh thì phải làm sao? Đối với loại hộp số giảm tốc này thì kích thước của chúng sẽ nhỏ gọn, và đặc biệt chịu được áp lực làm việc lớn hơn.
Do đó, tùy thuộc vào tính chất, mục đích công việc mà kỹ thuật viên sẽ tính toán và lên kế hoạch để sử dụng một chiếc hộp số giảm tốc sao cho phù hợp.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà chúng tôi cấp cho bạn về motor giảm tốc cũng như cách làm motor giảm tốc tại nhà bằng những loại vật liệu đơn giản dễ tìm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn motor bơm nước giảm tốc phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Cùng với đó, các bạn có thể tự sáng tạo, lắp ráp theo ý cũng như các thiết kế, mẫu mã vô cùng đa dạng dành cho từng công việc cụ thể.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Động Cơ Giảm Tốc Có Thắng: Ứng Dụng, Các Công Suất Phổ Biến
- Các motor giảm tốc rẻ nhất, bền nhất tại Việt Nam
- Động Cơ Giảm Tốc: Ứng Dụng, Tốc Độ Thông Dụng, Điện Áp Vận Hành, Cách Kiểm Tra Chất Lượng
- Motor giảm tốc đảo chiều quay khi đấu điện
- Phương pháp tháp lắp hộp giảm tốc, bảo trì, sửa chữa
- Ưu nhược điểm motor giảm tốc cũ, giá cả, cách chọn
- Các loại hộp giảm tốc nhiều người dùng nhất Châu Âu, Á
- Cấu tạo hộp giảm tốc, thiết kế và tính lực truyền động bánh răng