0981676163Miền Nam
0984601144Miền Bắc

Động Cơ Cửa Cuốn: Sơ Đồ Mạch Điều Khiển Và Cách Lựa Chọn Motor Cửa Cuốn

Viết bởi: Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc
04 thg 2 2024 14:14

Bạn có đang mệt mỏi với việc đóng mở cửa cuốn thủ công? Lo lắng về độ ồn ào và an toàn của cửa cuốn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn khám phá bí mật biến cánh cửa nặng nề thành "người bạn đồng hành" nhẹ nhàng, an toàn và tiện lợi với Động Cơ Cửa Cuốn.

Bạn sẽ tìm thấy gì trong bài viết này:

  • Sơ đồ mạch điều khiển: Hiểu rõ cách thức hoạt động của động cơ để sử dụng an toàn và hiệu quả.
  • Cách lựa chọn motor phù hợp: Lựa chọn dựa trên giá cả, độ ồn, tính năng, thương hiệu uy tín và chất lượng cao.
  • Bí quyết sử dụng motor cửa cuốn: Kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho gia đình.

Hãy cùng mở cánh cửa đến thế giới tiện nghi và an toàn với Động Cơ Cửa Cuốn ngay!

1. Khái niệm motor cửa cuốn

Motor cửa cuốn (tiếng Anh gọi là “Roller Door” hay chúng còn có tên khác là Roller Shutter, tiếng Trung Quốc là 卷帘门, Bính Âm Juǎn lián mén) là một loại cửa thường được dùng trong xây dựng và trang trí nội thất.

Cửa cuốn hoạt động dựa trên nguyên lý đó là truyền chuyển động tròn của động cơ sang loại chuyển động thẳng đứng của phần thân cửa.

Motor cửa cuốn thường được dùng trong xây dựng và trang trí nội thất

Motor cửa cuốn thường được dùng trong xây dựng và trang trí nội thất

2. Cấu tạo motor cửa cuốn

Trên thị trường hiện nay đang tồn tại đến 03 loại motor cửa cuốn khác nhau (đó là motor ống, motor xích và motor tấm liền). Tuy có khác nhau về thiết kế nhưng chúng đều được cấu tạo bởi các bộ phận:

Phần động cơ: Động cơ của motor cửa cuốn thực ra cũng giống như hầu hết các loại motor điện khác mà thôi. Chúng được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, đó là: Roto (còn gọi là phần quay) và Stato (còn gọi là phần đứng yên).

  • Stator thường bao gồm các cuộn dây quấn ở trên các lõi sắt, chúng được bố trí trên 1 vành tròn để tạo ra từ trường quay.
  • Rotor là bộ phận có hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép, roto của motor cửa cuốn thường có dạng lồng sóc

Phần phanh hãm: Bộ phận quan trọng bậc nhất của bộ phận phanh hãm chính là 2 con rơ le đóng mở để thực hiện hiệu lệnh của bộ phận điều khiển từ xa. Một rơ le cho chiều lên và 1 rơ le khác cho chiều xuống.

Kế đến là nam châm điện của cửa cuốn: Chúng thường được dùng để hút nhả bố thắng nối motor của cửa cuốn và bộ tời của cửa cuốn bằng xích bình thường. Khi đó, chúng luôn được nối với nhau bằng 1 chiếc lò xo khi chúng ta bắt đầu bấm cho cửa hoạt động thì khi đó, nam châm sẽ hút bố thắng rồi tiến hành nhả ra cho motor cửa cuốn chạy.

Cấu tạo các bộ phận của motor cửa cuốn tương đối đơn giản

Cấu tạo các bộ phận của motor cửa cuốn tương đối đơn giản

Bộ phận điều khiển khác: Khi đã nhận được yêu cầu từ bộ điều khiển, hộp điều khiển cửa cuốn sẽ tiến hành gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển của motor. Tùy thuộc vào lệnh của rơ le nào mà chúng sẽ được đóng – mở sao cho phù hợp. Tiếp đó, motor cửa cuốn sẽ được bộ phận cảm biến đổi hành trình đưa lệnh lên đến vị trí đã được chỉ định sẵn ở trên hành trình của cửa cuốn.

Bộ phận truyền động: Nhiệm vụ chủ yếu của motor cửa cuốn khi ở trong kết cấu của cửa cuốn đó chính là truyền chuyển động tròn của motor sang thành chuyển động thẳng của thân cửa, từ đó giúp cửa đóng mở theo ý muốn một cách trơn tru. Bộ phận này còn giúp truyền động lực đến phần mặt bích và từ đó quay xích kéo để giúp cho lô cuốn hoạt động.

3. Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn

Mạch hộp motor cửa cuốn nhận tín hiệu bao gồm 6 dây: 2 dây đen là dây nguồn (điện áp đầu vào là 220V), dây trắng chính là dây xuống, còn dây vàng là dây đi lên, dây màu đỏ là dây lửa, dây màu xanh là dây duy trì (còn gọi là dây dừng). Mạch điện có 3 con rơ le điều khiển khi lên và xuống chính là rơ le thường mở, dây lửa và dây màu xanh được nối với nhau bằng 1 con role thường đóng.

Sơ đồ mạch điện này sử dụng phổ biến nhất là cho các loại motor AC có xích kéo ngoài. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số dòng motor có sợi dây lửa và dây dừng được nối với nhau bằng 1 con rơ le thường mở. Có thể kể đến một số dòng motor hiện nay đang sử dụng mạch điều khiển như trên: YS168L, 2200, Wintec, GP, TEC, Eurodoor, Dasanyuan, Dasanyuan,…

Sơ đồ mạch điện motor cửa cuốn phổ biến nhất trong các loại motor AC

Sơ đồ mạch điện motor cửa cuốn phổ biến nhất trong các loại motor AC

4. Chọn công suất điện motor cửa cuốn

4.1. Dựa vào từng loại cửa cuốn

Motor xích kéo cửa cuốn: Do được sử dụng nhiều với dòng cửa cuốn khe thoáng nên chúng thường được gọi tên là motor cửa cuốn khe thoáng. Cũng bởi nó có giá thành cạnh tranh hơn so với các loại motor cửa cuốn khác, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa, đặc biệt là thuận tiện trong việc bảo dưỡng về sau mặc dù đã hết thời gian bảo hành.

Motor cửa cuốn tấm liền: Dòng sản phẩm này thường sử dụng cho cửa cuốn tấm liền hay còn có tên gọi là cửa cuốn công nghệ Úc. Trước khi bạn quyết định chọn cửa cuốn tấm liền hệ tự động hay cửa cuốn tấm liền đẩy tay, các bạn phải biết được diện tích cụ thể của chiếc cửa cuốn nhà mình.

Motor ống cửa cuốn: Là loại motor đang được khách hàng hết sức ưa chuộng vì tính ổn định của nó. Sản phẩm bao gồm có  motor ống Dooya, motor ống Kato, motor ống Enginess, motor ống Ktn có công suất của motor cửa cuốn là từ 50N – 320N. Do đó, nó rất phù hợp cho những bộ cửa cuốn có khe thoáng và điện tích nhỏ.

Loại motor cửa cuốn đang được khách hàng hết sức ưa chuộng

Loại motor cửa cuốn đang được khách hàng hết sức ưa chuộng

4.2. Dựa vào công suất và diện tích của cửa cuốn

Hiện tại, motor cửa cổng cũng như diện tích của cửa ra vào thông thường có những kích thước phổ biến trong khoảng từ 8 20m2. Do đó, motor cửa cuốn cũng được phân loại một cách rõ ràng để cho phù hợp với diện tích của cửa như:

Motor cửa cuốn xích gồm có:

  • Motor cửa cuốn sức nâng 300kg – 400kg: 12m2 – 15m2.
  • Motor cửa cuốn sức nâng 500kg – 600kg: 15m2 – 20m2.
  • Motor cửa cuốn sức nâng 700kg – 800kg: 25m2 – 30m2.
  • Motor cửa cuốn sức nâng 1000kg: 30m2 – 40m2.

Motor cửa cuốn ống liền trục gồm có:

  • Motor cửa cuốn ống 100N sức nâng 130kg: 05m2.
  • Motor cửa cuốn ống 120N sức nâng 150kg: 07m2.
  • Motor cửa cuốn ống 140N sức nâng 180kg: 10m2.
  • Motor cửa cuốn ống 230N sức nâng 270kg: 14m2.

Motor cửa cuốn Dc24v có tấm liền gồm có:

  • Motor cửa cuốn động cơ đơn: Dưới 12 m2.
  • Motor cửa cuốn động cơ đôi: Trên 12m2.

4.3. Dựa vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Trên thị trường hiện nay, trong khi mua bán motor cửa cuốn cũ và mới, người ta vẫn ưa chuộng 2 dòng sản phẩm phổ thông, đó là motor cửa cuốn từ Trung Quốc và motor cửa cuốn Đài Loan. Trong đó, các dòng sản phẩm đến từ Đài Loan được đánh giá cao hơn.

Motor cửa cuốn nhập Đài Loan là có chữ “Made in Taiwan” được ưa chuộng nhờ có tính đồng bộ, hoạt động tương đối ổn định và sử dụng lâu dài. Tuy nhiên giá motor cửa cuốn loại này lại cao hơn.

Motor cửa cuốn Đài Loan hàng chính hãng 100% thường có giấy xuất xứ nhập cảnh (còn gọi là giấy chứng nhận CO) và giấy chứng nhận chất lượng CQ. Bạn có thể yêu cầu các đại lý bán hàng cung cấp 2 loại giấy này ra để kiểm tra trước khi mua nhé.

Motor cửa cuốn hay motor cửa cổng Trung Quốc thường được biết đến với các sản phẩm kém chất lượng “Made in China”. Nhưng motor cửa cuốn của Trung Quốc nhập khẩu chính hãng lại là sản phẩm có chất lượng tốt. Do các cơ sở gia công đã làm nhái và một số đại lý đã lợi dụng “lỗ hổng” này để trục lợi, các bạn hãy chọn lựa thật cẩn thận.

5. Một số lỗi thường gặp và cách sửa motor cửa cuốn tại nhà

Cửa cuốn không hoạt động: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do mất nguồn cấp điện vào cửa cuốn, hoặc có thể là lỏng rắc cắm tại các đầu kết nối với motor hoặc hộp điều khiển, nếu có lưu điện thì có thể chắc chắn rằng rơ le mạch bị hỏng. Cách khắc phục khá đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra lại điện nguồn và các đầu rắc cắm, chú ý vệ sinh mạch lưu điện thật kỹ và kiểm tra rơ le.

Motor cửa cuốn thường hay gặp phải những lỗi hư hỏng

Motor cửa cuốn thường hay gặp phải những lỗi hư hỏng

Cửa cuốn không thể dừng lại được khi gặp vật cản: Nguyên nhân là do cảm biến tự đảo chiều của motor bị hỏng, U ray bị bẩn, gây hỏng chốt đồng và rơ le lan đáy. Cách khắc phục là bạn hãy thay mới cảm biến đảo chiều, vệ sinh U ray, đồng thời kiểm tra chốt đồng và cả rơ le lan đáy.

Điều khiển lên xuống nhưng lúc được lúc không: Nguyên nhân do phần tay điều khiển bị yếu pin hoặc cái rắc kết nối bị tiếp xúc kém, cũng có khi là hộp nhận tín hiệu bị dính nước. Cách khắc phục nhanh nhất đó là thay pin mới rồi kiểm tra lại tất cả các rắc cắm. Chú ý kiểm tra hộp nhận tín hiệu của motor, nếu có nước thì phải mang sấy khô rồi mới đưa vào sử dụng.

Khi mở cửa lên nhưng cửa lại tự động trôi xuống: Nguyên nhân do cuộn phanh hãm motor bị hỏng. Cách khắc phục là bạn hãy thay cuộn phanh mới sao cho có cùng chủng loại với motor đang sử dụng là được.

Cửa cuốn bị kẹt cuộn nan: Nguyên nhân là khi đóng mở cửa cuốn gặp phải vật cản mà bạn không cho dừng kịp. Cũng có thể do lắp đặt ban đầu không thực hiện điều chỉnh thăng bằng, do vậy đã gây ra tình trạng đầu cao đầu thấp, lâu ngày thì lan bị xô về bên thấp. Cách khắc phục là gỡ rối cho lan, điều chỉnh thăng bằng và bôi trơn dầu mỡ cho cửa là được.

Hộp nhận tín hiệu vẫn có tín hiệu nhưng không thể điều khiển được: Nguyên nhân do hỏng rơ le trên motor, hoặc trong hộp điều khiển của cửa cuốn bị hỏng. Cách khắc phục đơn giản mà bạn cần làm là thay rơ le của cửa cùng chủng loại và cùng hãng sản xuất là được.

6. So sánh ưu nhược điểm của các loại motor cửa cuốn:

  • Motor xích kéo:

    • Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ lắp đặt, sửa chữa.
    • Nhược điểm: Ồn ào, thẩm mỹ không cao, không phù hợp cho cửa cuốn có diện tích lớn.
  • Motor ống:

    • Ưu điểm: Hoạt động êm ái, thẩm mỹ cao, phù hợp cho cửa cuốn có diện tích lớn.
    • Nhược điểm: Giá thành cao hơn motor xích kéo, khó sửa chữa hơn.
  • Motor cửa cuốn tấm liền:

    • Ưu điểm: Hoạt động êm ái, an toàn, tiết kiệm điện năng.
    • Nhược điểm: Giá thành cao, chỉ phù hợp cho cửa cuốn tấm liền.

7. Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt motor cửa cuốn:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Motor cửa cuốn, bộ điều khiển, ray cửa cuốn, lò xo, dây cáp, thanh U, vít, tắc kê, búa, kìm, tua vít, thước đo.
  • Bước 2: Lắp đặt ray cửa cuốn:
    • Xác định vị trí lắp đặt ray.
    • Cố định ray vào tường bằng vít và tắc kê.
    • Lắp đặt thanh U vào ray.
  • Bước 3: Lắp đặt motor cửa cuốn:
    • Cố định motor vào thanh U bằng vít.
    • Lắp đặt lò xo vào motor.
    • Lắp đặt dây cáp vào motor và trục cuốn.
  • Bước 4: Lắp đặt bộ điều khiển:
    • Lắp đặt bộ điều khiển vào vị trí thích hợp.
    • Kết nối bộ điều khiển với motor.
  • Bước 5: Kiểm tra hoạt động của motor:
    • Bật nguồn điện và thử vận hành motor.
    • Điều chỉnh motor để cửa cuốn hoạt động êm ái, an toàn.

8. Cách bảo trì motor cửa cuốn:

  • Vệ sinh motor định kỳ.
  • Tra dầu mỡ cho các bộ phận chuyển động.
  • Kiểm tra định kỳ các bộ phận của motor.

Kết luận:

Chọn motor cửa cuốn không hề khó như bạn nghĩ, phải không nào? Bài viết này đã giúp bạn "giải mã" thế giới của motor cửa cuốn, từ việc hiểu bản chất đến cách chọn loại phù hợp, sửa chữa đơn giản tại nhà. Giờ đây, bạn đã có đủ kiến thức để tự tin lựa chọn "người bạn đồng hành" an toàn, tiện lợi cho ngôi nhà của mình. Còn chần chờ gì nữa, hãy lắp đặt motor cửa cuốn và tận hưởng sự thoải mái, hiện đại ngay hôm nay!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

 

5.641 reviews

Tin tức liên quan

Bảng Tra Công Suất Motor 3 Pha, 1 Pha Chi Tiết 04/2024
Top Phớt Máy Bơm - Phớt Bơm Giá Tốt, Siêu Bền Bán Chạy Nhất
Top Motor 12V Không Chổi Than Chế Quạt Giá Tốt, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất
Motor Cấp Thức Ăn Tự Động Cho Gà, Vịt, Lợn Giá Rẻ, Bán Chạy Nhất Việt nam
Ly Hợp Thắng Từ Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Ly Hợp Phanh Từ