Máy bơm hỏa tiễn là loại máy bơm rất thông dụng, phổ biến và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo máy bơm hỏa tiễn như thế nào và được dùng để làm gì. Trong bài viết này, Minhmotor sẽ giới thiệu đến các bạn cấu tạo máy bơm hỏa tiễn và công dụng của của chúng.
Nội dung
1. Bơm hỏa tiễn là gì?
Máy bơm hỏa tiễn thông thường còn có tên gọi là bơm chìm giếng khoan, đây là dòng máy bơm nước được đặt chìm vào trong nước, thường dùng cho các mục đích khai thác dòng nước ngầm thông qua các loại giếng khoan, giếng đào,... Cấu tạo máy bơm hỏa tiễn thông thường khá đơn giản nhằm sử dụng cho những chiếc giếng khoan sâu có mức nước từ 30m trở lên.
Máy bơm hỏa tiễn thông thường còn có tên gọi là bơm chìm giếng khoan
Máy bơm hỏa tiễn sở hữu khả năng hút sâu, đẩy nước cao lên đến mức 200m. Lưu lượng nước mà máy bơm cung cấp rất lớn. Hơn nữa, với giá cả phải chăng nên chiếc máy này rất phù hợp đối với nhu cầu của người tiêu dùng.
Bơm nước hỏa tiễn chính là dòng bơm nước độc đáo, được thả chìm xuống nước với kết cấu nhiều tầng cánh, do đó, mức độ đẩy cao của máy bơm rất lớn. Bơm còn có khả năng thả bơm để khai thác nước sâu đạt đến gần 200m nên được áp dụng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
2. Cấu tạo máy bơm hỏa tiễn
Về cấu tạo máy bơm hỏa tiễn thực ra cũng giống như các loại máy bơm nước thông thường khác mà thôi. Do đó, chiếc máy bơm này cũng có 2 bộ phận chính là động cơ cùng với guồng bơm. Động cơ của bơm hỏa tiễn được phân chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn.
Máy bơm hỏa tiễn có hoạt động nằm hoàn toàn chìm trong nước nên phần vỏ động cơ không được thiết kế thành các khía mà thiết kế trơn láng. Thế nên, khả năng giải nhiệt của máy lại phải phụ thuộc vào nguồn nước sẵn có hoặc nguồn dầu nhớt chuyên dụng để dành riêng cho động cơ. Nếu không có được khả năng tự giải nhiệt, chắc chắn động cơ máy bơm hỏa tiễn không thể tiếp tục hoạt động liên tục và ổn định được.
Mặc dù hoạt động của máy là hoàn toàn chìm trong nước nhưng động cơ của chúng cũng vẫn được bảo vệ kín, cách nước hoàn toàn. Và các bạn hãy luôn lưu ý vấn đề này: Guồng bơm chính là bộ phận có chứa các lớp cánh bơm và cũng là nơi trực tiếp để cho máy tiếp xúc được với nguồn nước.
Máy bơm hỏa tiễn còn có điểm đặc biệt nữa là có rất nhiều lớp cánh bơm được xếp chồng lớp lên nhau. Kiểu thiết kế này nhằm mục đích tạo ra 1 mẫu máy bơm ưu việt, có khả năng đẩy cao cũng như lưu lượng nước bơm lớn.
Hiện nay, cánh bơm hỏa tiễn được làm bằng các chất liệu phổ biến như: đồng, nhựa cao cấp hoặc inox. Mỗi loại cánh bơm thực tế đều có những ưu - nhược điểm riêng biệt, nhằm đáp ứng được các mục đích sử dụng khác nhau và vô cùng đa dạng của người dùng.
Một chiếc máy bơm hỏa tiễn hoàn chỉnh thường được tính toán theo chiều thằng đứng cùng với guồng bơm ở phía dưới và phần động cơ bơm ở trên vị trí cao hơn. Bên cạnh 2 bộ phận chủ yếu là guồng và động cơ bơm thì chiếc máy bơm hỏa tiễn còn có các phốt bơm, cuộn dây cáp điện và 1 số phụ kiện nhỏ chuyên dụng khác.
Máy bơm hỏa tiễn có hoạt động nằm hoàn toàn chìm trong nước
3. Nguyên lý hoạt động bơm hỏa tiễn
Máy bơm hỏa tiễn là 1 loại máy bơm có nhiều tầng cánh, cần được lắp đặt theo phương thẳng đứng hoặc có thể chếch nghiêng 1 góc từ 40 - 50 độ. Mặc dù các đặc tính độc đáo của máy bơm được nâng cấp và đang từng bước hoàn thiện phổ biến dần theo thời gian, nhưng về cơ bản thì nguyên lý làm việc của các dòng máy này vẫn được tuân thủ theo như nguyên lý cũ.
Nước sẽ được hút vào buồng bơm và dưới tác dụng lớn của lực ly tâm trong động cơ sinh ra do hoạt động quay của bộ phận bánh công tác, cuối cùng lượng nước này sẽ bị văng ra phía ngoài để đi theo các máng dẫn chạy vào ống đẩy với áp suất cao hơn nhằm hình thành quá trình đẩy của bơm.
Khi đó, ở tại lối vào của phần bánh công tác, sẽ có 1 vùng chân không được tạo ra, áp suất của bể chứa lúc này lại lớn hơn tại vị trí ống hút. Do đó, nước sẽ được liên tục hút vào máy bơm hỏa tiễn. 2 quá trình này diễn ra nối tiếp nhau liên tục nhằm tạo thành hoạt động bơm.
Trục bơm luôn được bảo vệ bởi một chiếc khớp nối cơ khí nằm ở dưới cùng của máy bơm. Một số bộ phận khác của máy bơm chẳng hạn như vòng bi sẽ giúp hỗ trợ trục bơm có thể quay ở tốc độ cao.
4. Các loại máy bơm hỏa tiễn trên thị trường hiện nay
Máy bơm hỏa tiễn là một thiết bị bơm nước mà trong đó có 1 động cơ kín được gắn chặt vào với thân bơm. Toàn bộ máy bơm sẽ được đặt chìm vào trong nước. Máy bơm hỏa tiễn sẽ tiến hành hút chất lỏng rồi đẩy mạnh chúng lên vật chứa ở phía trên.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm máy bơm hỏa tiễn đang được phổ biến và có chất lượng tốt đều là các mặt hàng được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài. Nổi bật nhất phải kể đến các thương hiệu máy bơm như: Fanklin, Ircem, APP,Pentax, Ebara,... hoặc một số dòng máy ở phân khúc giá thấp như: máy bơm giếng Nhật, Mastra, THT,... có xuất xứ từ Trung Quốc.
Các sản phẩm máy bơm hỏa tiễn đang được phổ biến hiện nay
Trước hết, người sử dụng thường phân chia động cơ máy bơm hỏa tiễn theo kiểu động cơ điện 1 pha (220V) và động cơ 3 pha (380V). Đây là là 2 dòng điện áp thông dụng nhất ở nước ta. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất máy bơm hỏa tiễn cũng đã chia động cơ của chúng thành 2 kiểu khác nhau, đó là: động cơ giải nhiệt bằng nước và động cơ giải nhiệt bằng dầu.
Các sản phẩm này đều được các công ty nhập khẩu chính hãng, trực tiếp và phân phối vào trong thị trường nước ta. Do đó, lựa chọn loại máy bơm nước hỏa tiễn nào, tầm giá bao nhiêu,... là vấn đề mà bạn cần hết sức lưu ý vì còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế gia đình bạn.
5. Công dụng bơm hỏa tiễn và cách chọn bơm hỏa tiễn phù hợp
a) Công dụng bơm hỏa tiễn
Hiện nay, các loại máy bơm hỏa tiễn đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dân dụng. Máy bơm hỏa tiễn có ưu điểm dễ thấy là có cột áp cao sẽ giúp cho bạn khai thác nước ngầm từ các giếng khoan hoặc giếng đào. Đây là hình thức khai thác nước ngầm được áp dụng chủ yếu ở các vùng có địa hình đồi núi, các vùng nông thôn cũng như là các vùng khô hạn, có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Bên cạnh việc bơm khai thác nguồn nước ngầm từ giếng khoan thì máy bơm hỏa tiễn còn được dùng để bơm nước từ lên ao, hồ, sông suối,... ở vị trí thấp bơm lên các vị trí cao hơn. Nên khi sử dụng máy bơm hỏa tiễn, chúng ta luôn phải đặt chiếc máy bơm chìm trong nước, đồng thời đặt máy theo chiều thẳng đứng, hơi xiên cũng được nhưng không được đặt theo phương ngang.
Như đã trình bày ở trên, dòng máy bơm hỏa tiễn thường được sử dụng để bơm nước của những miệng giếng khoan sâu bằng cách thả chìm cả máy xuống giếng. Đặc trưng của dòng máy bơm này chính là có cột áp lực rất cao, cho nên nó có khả năng hút được cả những miệng giếng khoan sâu đến hàng trăm mét. Vì vậy, khi giếng khoan của gia đình bạn bị tụt nước xuống quá sâu mà sử dụng các dòng bơm đặt trên cạn thông thường không thể hút được thì khi đó sẽ cần sử dụng đến các loại máy bơm hỏa tiễn này.
b) Cách chọn mua máy bơm hỏa tiễn cho giếng khoan phù hợp.
Khi chọn mua máy bơm hỏa tiễn để sử dụng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, chắc hẳn điều mà nhiều người quan tâm hàng đầu đó là chất lượng và giá thành sản phẩm. Chỉ cần chọn được địa chỉ cung cấp máy bơm uy tín, chính hãng thì 2 vấn đề trên không có gì phải lo lắng nữa.
Máy bơm nước hỏa tiễn cũng tương tự như bơm chìm nước thải hoặc những dòng máy bơm thông thương khác. Nên ngoài việc có 3 thông số quan trọng bậc nhất (trong tất cả các yếu tố kỹ thuật của máy) đó chính là thông số cụ thể về lưu lượng, cột áp cũng như công suất của máy thì chúng ta cần lưu ý thêm về thông số đường kính của thân bơm.
Bởi vì phần bơm này khi lắp đặt và tiến hành hoạt động cần được thả chìm xuống giếng sâu (ngập trong nước). Vì vậy, khi lựa chọn bơm thì các bạn nhớ phải chọn loại máy bơm hỏa tiễn có đường kính thân nhỏ hơn độ lớn của đường kính thực sự của thành giếng khoan.
Bảng báo giá các loại máy bơm hỏa tiễn cho bạn tham khảo lựa chọn
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trên thực tế, để giúp cho việc nâng, thả bơm lên - xuống được dễ dàng trong miệng giếng thì tốt nhất bạn nên chọn máy bơm có đường kính nhỏ hơn phần đường kính của giếng 1 cấp.
Ví dụ: Nếu miệng giếng khoan của bạn có đường kính là 110mm thì mặc dù dùng bơm hỏa tiễn có đường kính 4inch vẫn được. Tuy nhiên để có thể nâng, thả bơm được dễ dàng thì tốt nhất bạn nên chọn chiếc bơm có đường kính khoảng 3 inch. Trừ trường hợp các dòng máy bơm 3 inch có thông số về lưu lượng cũng như cột áp không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì chúng ta mới cần chọn đến loại máy bơm 4inch.
Kết luận
Việc chọn lựa cấu tạo máy bơm hỏa tiễn cũng không nên chọn loại máy có đường kính quá nhỏ hoặc quá lớn so với đường kính mặt giếng. Nếu không sẽ gây nên hiện tượng “măng-sông” cho sản phẩm máy bơm giếng khoan, tức là cơ chế giải nhiệt của động cơ bị chìm trong nước hoạt động không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và quá trình vận hành của máy bơm.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm: