0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc

Motor Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Làm Việc Ra Sao

Viết bởi: Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc, sinh năm 1985, sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Vũ Hồng Phúc đã tự mình khám phá thế giới qua việc du học tại EF Language School London và nhiều trường đại học khác. Tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm, anh quyết định trở về đất nước. Vũ Hồng Phúc đã hướng đến mục tiêu phát triển Dongco3pha.com là thương hiệu "Động cơ điện" hàng đầu Việt Nam. Trong nhiều năm liền danh liên tục mang lại nhiều thành tựu cho doanh nghiệp và đóng góp nhiều giải pháp tối ưu về chế tạo máy, chế tạo động cơ giảm tốc, động cơ điện.
02 thg 6 2024 22:41

Đã bao giờ bạn tưởng tượng mình đang điều khiển một cỗ máy khổng lồ, nâng hạ hàng tấn vật liệu với chỉ một cái gạt tay nhẹ nhàng? Bí mật đằng sau sức mạnh đó chính là Motor thủy lực, một "siêu nhân cơ khí" thầm lặng vận hành biết bao cỗ máy hùng mạnh.

Nhưng khoan, đừng vội hình dung những chi tiết phức tạp! Motor thủy lực không phải một robot khổng lồ, mà là một thiết bị nhỏ gọn, tuy nhiên lại sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc. Nó giống như một "vận động viên" chuyên nghiệp, có thể tải trọng cực lớn, áp suất mạnh mẽ, lưu lượng chảy dồi dào và tốc độ linh hoạt. Bí quyết nằm ở khả năng biến đổi momen xoắn từ nguồn năng lượng thủy lực, giúp bạn thực hiện những công việc tưởng chừng như "ngoài sức người".

Vậy chính xác Motor thủy lực là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng khám phá thế giới kỳ diệu của những "siêu nhân cơ khí" này trong bài viết "Motor Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Làm Việc Ra Sao". Bạn sẽ được "mắt thấy, tay chạm" vào từng chi tiết của Motor thủy lực, hiểu rõ bí mật sức mạnh của chúng và biết cách tận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Còn chần chờ gì nữa? Hãy cùng bước vào hành trình khám phá Motor thủy lực, và sẵn sàng bị chinh phục bởi sức mạnh và sự tinh tế của chúng!

1. Khái niệm động cơ thủy lực

Chắc hẳn những ai quan tâm đến các loại thiết bị, kỹ thuật đều biết đến 1 hệ thống động cơ thủy lực cơ bản sẽ bao gồm: dầu nhớt hoặc chất lỏng thủy lực, phụ kiện và thùng chứa, bộ phận bơm, van, xi lanh và đặc biệt không thể thiếu được motor thủy lực. Và điều này đã chứng tỏ được mức độ quan trọng, không thể thiếu được của thiết bị này.

Động cơ thủy lực là gì? Đây chắc chắn không phải là thắc mắc của riêng bạn mà còn của rất nhiều khách hàng khác đang quan tâm đến thiết bị động cơ này. Motor hay còn gọi là động cơ thủy lực về cơ bản có thể xem là một thiết bị truyền động cơ khí, chúng được làm bằng kim loại và được sử dụng trong hệ thống chạy bằng dầu, nhớt hay bất kỳ loại chất lỏng thủy lực nào khác.

Motor thủy lực về cơ bản có thể xem là một thiết bị truyền động cơ khí

Motor thủy lực về cơ bản có thể xem là một thiết bị truyền động cơ khí

Nó có nhiệm vụ đó là thúc đẩy sự chuyển đổi nguồn năng lượng thủy lực đang tồn tại ở 2 dạng: áp suất và và dòng chảy trở thành năng lượng cơ năng. Sau đó, năng lượng tạo ra sẽ được truyền vào bơm. Tức là nó biến đổi công năng trở thành cơ năng quay. Chất lỏng hay dầu nhớt sẽ được đẩy lên để tạo ra lực với chuyển động xoay liên tục, tiếp đến chúng tác động đến bơm và làm cho bơm hoạt động.

2. Cấu tạo motor thủy lực có gì đặc biệt?

Cấu tạo của các loại motor thủy lực nhìn chung hoàn toàn giống như các loại bơm , nhưng chỉ khác nhau là cửa ra của bơm lại chính là cửa vào của motor. Cửa hút của bơm thì lại thành cửa xả của motor. Và đối với motor thủy lực có thể thực hiện đảo chiều được nên gioăng phớt của motor thủy lực có đặc trưng riêng, tùy theo từng kiểu của từng loại motor.

Cấu tạo motor thủy lực bánh răng có đặc trưng riêng là bao gồm có 2 bánh răng. Trong đó, sẽ có 1 bánh răng không tải và 1 bánh răng có tải được gắn với trục ra. Khi hoạt động, dầu nhớt hay các loại chất lỏng thủy lực có áp suất cao sẽ được truyền vào 1 bên bánh răng, chúng chảy quanh và chạy đến vỏ motor, cuối cùng chúng sẽ được nén và đẩy ra khỏi động cơ.

3. Nguyên lý làm việc của motor thủy lực

Về nguyên lý hoạt động, các loại motor thủy lực có đặc tính là biến năng lượng chất lỏng trở thành năng lượng cơ khí, đồng thời tạo được các mô men xoắn cực lớn và 1 số vòng quay đủ để có thể di chuyển được 1 phụ tải cần thiết mà ở đó không có một năng lượng nào khác có thể thay thế được.

Nguyên lý làm việc của motor thủy lực bánh răng và motor cánh gạt

Nguyên lý làm việc của motor thủy lực bánh răng và motor cánh gạt

Motor thủy lực kiểu bánh răng và motor cánh gạt có kết cấu như các hình trên chúng thường hoạt động với mô men vừa phải nhưng lại có thể đạt được số vòng quay lớn. Trong khi đó, motor kiểu piston trục nghiêng và motor piston hướng trục tạo được mô men lớn do số vòng quay cũng lớn.

Motor thủy lực kiểu piston hình sao lại được mô tả với số vòng quay nhỏ và mô men lớn nên chúng được ứng dụng nhiều trong việc quay tời hoặc cảo lấy nhựa,…

4. Phân loại motor thủy lực

a) Motor thủy lực kiểu piston

So với các loại motor bơm dầu thủy lực khác thì motor thủy lực kiểu piston đa dạng hơn với các dạng motor hướng trục và hướng kính.

Loại motor thủy lực kiểu piston này thường được khách hàng đánh giá cao vì mô men khởi động thực tế của chúng cao hơn so với thiết kế của động cơ. Nó đảm bảo hoạt động được ổn định và trơn tru, đồng thời có tuổi thọ cao, ít bị hư hỏng cũng như trục trặc.

Motor thủy lực kiểu piston

Với các loại motor radial piston, các piston được bố trí sao cho vuông góc với trục khuỷu. Khi có điện được cung cấp vào thì trục khuỷu quay sẽ kéo theo piston dịch chuyển theo áp suất của chất lỏng một chiều tuyến tính.

Một số loại motor khác thì các piston lại được sắp xếp theo hình tròn ở bên trong vỏ motor cho nên khi xoay thì các trục của chúng sẽ thẳng hàng với piston bơm. Nếu piston hướng trục thì sẽ chia thành 2 dạng: motor piston hướng trục thẳng, motor piston hướng trục cong.

b) Motor thủy lực kiểu bánh răng

Loại motor mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được trên thị trường hiện nay đó là motor thủy lực kiểu bánh răng. Cấu tạo của loại motor thủy lực này thường bao gồm 2 bánh răng, trong đó: 1 bánh răng không tải và 1 bánh răng được gắn vào cái trục ra.

Khi dầu nhớt hay chất lỏng thủy lực có áp suất cao được đưa vào ở 1 bên bánh răng thì nó sẽ chảy quanh để thấm đều bánh răng và đến vỏ motor, cuối cùng được nén và đẩy ra khỏi động cơ.

Chính vì động cơ bánh răng vô cùng bền bỉ, ít hư hỏng và đặc biệt gần như không có sự cố nào xảy ra nên được nhiều người lựa chọn và hiện đang trở nên thông dụng tại nước ta. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn vẫn cần chú ý tới việc tổn thất chất lỏng, dầu nhớt và áp suất từ cửa vào cho đến cửa ra của motor vì nó ảnh hưởng tới độ bền động cơ, làm sinh nhiệt, đồng thời giảm hiệu suất động cơ.

c) Motor thủy lực kiểu cánh gạt

Ngoài motor kiểu bánh răng thì khách hàng còn có thêm sự lựa chọn khác cho những hệ thống máy móc có áp suất trung bình, thấp. Cấu tạo motor thủy lực cánh gạt còn có 1 điều khác biệt đó chính là lỗ khoan trục được lệch tâm so với vỏ.

Rotor của động cơ lúc này sẽ chuyển động trượt ra trượt vào, sự chuyển động của dầu nhớt cùng với áp suất cao sẽ tạo nên 1 lực buộc roto phải quay theo đúng 1 hướng duy nhất.

Motor thủy lực kiểu cánh gạt

Điều mà các bạn nên lưu ý khi chọn mua loại motor thủy lực đó là: Với motor thủy lực bánh răng thì giá thành sẽ rẻ nhất, phù hợp với những hệ thống làm việc yêu cầu phải có áp suất, lưu lượng dòng chảy đạt được mức trung bình.

Trong khi đó, động cơ thủy lực piston sẽ là lựa chọn dành cho những hệ thống máy móc cần lưu lượng dòng chảy dầu nhớt lớn, có áp suất cao trong khi làm việc. Và loại thiết bị này sẽ có giá thành cao hơn so với 2 loại motor còn lại.

Bên cạnh các kiểu motor trên, còn có motor thủy lực có hình sao (hay còn gọi là motor thủy lực 5 sao). Tương tự, motor 5 sao cũng thực hiện tạo ra chuyển động xoay liên tục ở phần đầu ra của hệ thống. Cấu tạo của loại động cơ này nhìn ngoài có 5 cánh, trông rất giống với ngôi sao nên mới được gọi là động cơ 5 sao.

5. Phân biệt bơm và động cơ thủy lực

Bên cạnh các hệ thống khí nén của động cơ, hệ thống thủy lực cũng góp phần mạnh mẽ vào trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như đời sống. Đặc biệt là những công việc trong môi trường có tính chất nặng nề, có hóa chất độc hại, tần suất làm việc cao cùng với tải trọng lớn.

Nhờ vào dòng dầu nhớt có áp suất cao cùng với lưu lượng xác định mà các hoạt động của các loại máy nén, máy ép, dập khuôn công nghiệp, máy cắt, chấn, ... được nhanh chóng và chính xác, đồng thời đạt được tốc độ và năng suất, hiệu quả theo yêu cầu. Từ đó, con người cũng bớt dần sức lao động đi, sản lượng tăng lên và hiệu quả cũng như lợi nhuận đạt được như mong muốn.

Trong hệ thống ấy, ngoài dầu nhớt thì vẫn còn nhiều thiết bị khác của động cơ như: motor, thùng chứa, bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, hệ thống van điều khiển, van áp suất, van lưu lượng, bộ phận lọc dầu, ống dầu cũng như các thiết bị giải nhiệt dầu khác.

Tuy nhiên, với những khách hàng lần đầu được tiếp cận với động cơ thủy lực sẽ khá bỡ ngỡ và có sự nhầm lẫn giữa bơm thủy lực và động cơ thủy lực. Trước tiên, để phân biệt được bơm thủy lực và motor thủy lực, người ta sẽ dựa trên 2 điều cơ bản như sau:

  • Máy bơm dầu sẽ không tiến hành việc chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Trái ngược lại, động cơ thủy lực lại chuyển từ nguồn năng lượng điện mà nó được cung cấp để tạo thành năng lượng cơ năng giúp chuyển động quay động cơ.

Máy bơm thủy lực thường sử dụng cơ năng quay được tạo ra từ động cơ điện hay động cơ nổ để có thể biến chuyển được năng lượng thủy lực. Và nó truyền năng lượng còn thông qua dòng dầu nhớt, chất lỏng thủy lực để có thể cung cấp kịp thời cho các thiết bị làm việc, cơ cấu như: xi lanh, van điều khiển, bơm dầu,… để vận chuyển dòng chất lỏng có đặc điểm nhớt cao.

Trong khi đó, motor thủy lực lại chuyển hóa được nguồn năng lượng điện năng hoặc đôi khi là nguồn năng lượng do máy bơm chuyển tới để tạo thành cơ năng quay.

Phân biệt bơm và động cơ thủy lực

Ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại motor thủy lực trong các động cơ máy xúc. Trong đó, bộ phận quay toa sẽ cần có 1 motor để quay toa, còn ở bộ phận chân chạy di chuyển của máy xúc thì chúng ta sẽ có motor chân chạy hay hệ thống quạt cần sử dụng motor quạt. Trên thực tế, bơm dầu chỉ thực hiện nhiệm vụ hút và đẩy dầu lên còn motor thì sẽ trải qua quá trình biến chuyển năng lượng.

6. Phanh thủy lực phanh thủy lực cầu trục thẳng.

Phanh cầu trục còn gọi là phanh thủy lực là loại phanh điệb từ cầu trục chuyên dùng cho thiết bị nâng hạ, thang máy chở hàng, tời bò, cổng trục

Nguyên lý hoạt động Phanh thủy lực 200 ED 23/5

  • Bầu phanh thủy lực: là phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh hoạt động
  • Hệ thống lò xo nén có thể điều chỉnh được lực ép để tăng momen phanh
  • Khi cấp điện ty củ phanh đẩy lên làm mở má phanh làm mở má phanh. Lúc đó đó tang phanh cẩu trục gắn trên trục động cơ chính được mở ra và động cơ quay tự do.
  • Khi tắt nguồn điện cấp cho động cơ, lực lò xo sẽ đóng má phanh lại, má phanh ôm chặt vào tang trên trục motor và motor dừng lại. 

Video phanh thủy lực cầu trục đường kính 200 ED 23/5

7. Các ứng dụng của động cơ thủy lực

Dựa trên khả năng tạo ra mô-men xoắn lớn và tốc độ quay đa dạng, động cơ thủy lực được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Công nghiệp: Động cơ thủy lực được sử dụng trong các máy móc công nghiệp như: máy ép, máy dập, máy cắt, máy khoan, máy nâng hạ,...
  • Nông nghiệp: Động cơ thủy lực được sử dụng trong các máy móc nông nghiệp như: máy cày, máy bừa, máy gặt, máy bơm nước,...
  • Xây dựng: Động cơ thủy lực được sử dụng trong các máy móc xây dựng như: máy xúc, máy cẩu, máy khoan,...
  • Giao thông vận tải: Động cơ thủy lực được sử dụng trong các phương tiện giao thông như: tàu thủy, xe tải, ô tô,...

8. Các thông số kỹ thuật của động cơ thủy lực

Khi lựa chọn động cơ thủy lực, người dùng cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật sau:

  • Công suất: Công suất của động cơ thủy lực được đo bằng kW hoặc HP. Công suất càng lớn thì động cơ càng có thể tạo ra mô-men xoắn lớn hơn.
  • Áp suất: Áp suất của động cơ thủy lực được đo bằng bar hoặc psi. Áp suất càng cao thì động cơ càng có thể hoạt động với tải trọng lớn hơn.
  • Lưu lượng: Lưu lượng của động cơ thủy lực được đo bằng lít/phút. Lưu lượng càng lớn thì động cơ càng có thể cung cấp nhiều dầu thủy lực hơn.
  • Tốc độ: Tốc độ của động cơ thủy lực được đo bằng vòng quay/phút. Tốc độ càng cao thì động cơ càng có thể quay nhanh hơn.

9. So sánh động cơ thủy lực và động cơ điện

Động cơ thủy lực và động cơ điện đều là các thiết bị truyền động cơ học, tuy nhiên chúng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của động cơ thủy lực:

  • Có thể tạo ra mô-men xoắn lớn trong phạm vi tốc độ rộng.
  • Không cần sử dụng nguồn điện xoay chiều, có thể sử dụng nguồn điện một chiều hoặc điện áp thấp.
  • Có khả năng chịu tải trọng lớn và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

Nhược điểm của động cơ thủy lực:

  • Có cấu tạo phức tạp, khó bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Tốc độ quay không ổn định, dễ bị dao động.
  • Tiêu tốn nhiều năng lượng hơn động cơ điện.

Ưu điểm của động cơ điện:

  • Có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Tốc độ quay ổn định, dễ điều khiển.
  • Tiêu tốn ít năng lượng hơn động cơ thủy lực.

Nhược điểm của động cơ điện:

  • Không thể tạo ra mô-men xoắn lớn trong phạm vi tốc độ rộng.
  • Cần sử dụng nguồn điện xoay chiều.
  • Không có khả năng chịu tải trọng lớn và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

10. Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực là thiết bị phức tạp, cần được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Bảo dưỡng động cơ thủy lực:

  • Kiểm tra định kỳ các thông số kỹ thuật của động cơ, đảm bảo động cơ hoạt động trong phạm vi cho phép.
  • Vệ sinh động cơ sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, cặn bẩn.
  • Tra dầu mỡ định kỳ cho các bộ phận chuyển động của động cơ.

Sửa chữa động cơ thủy lực:

  • Khi động cơ gặp sự cố, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
  • Các trường hợp sửa chữa động cơ thủy lực phức tạp cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn.

Với những cải thiện này, bài viết sẽ cung cấp đầy đủ và toàn diện hơn về kiến thức cơ bản về động cơ thủy lực, đáp ứng nhu cầu của người đọc.

Kết luận

Như vậy, Motor Thủy Lực đã chứng tỏ mình là một ngôi sao sáng trong thế giới truyền động công nghiệp. Chúng ta đã khám phá cách thức hoạt động thần kỳ, những ưu điểm vượt trội và các lĩnh vực ứng dụng rộng rãi của chúng. Từ máy xây dựng khổng lồ đến cánh tay robot linh hoạt, Motor Thủy Lực đều góp mặt, mang đến sức mạnh và sự chính xác đáng kinh ngạc.

Còn bạn thì sao? Liệu bạn có đang nghĩ đến việc ứng dụng Motor Thủy Lực vào dự án của mình không? Nếu có, đừng ngại tìm hiểu thêm và đừng quên chia sẻ ý tưởng tuyệt vời của bạn với mình nhé! Biết đâu Motor Thủy Lực sẽ là mảnh ghép hoàn hảo, giúp bạn chinh phục mọi thử thách về chuyển động.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng bài viết này. Hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề thú vị về công nghệ sau nhé!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

9.916 reviews

Tin tức liên quan

Giá Động Cơ Điện 1 Pha: Bí Quyết Chọn Mua Đúng, Tiết Kiệm Hàng Triệu Đồng

Giá Động Cơ Điện 1 Pha: Bí Quyết Chọn Mua Đúng, Tiết Kiệm Hàng Triệu Đồng

03 thg 12 2024 22:17

Động cơ điện 1 pha là giải pháp thiết yếu trong gia đình và công nghiệp. Với các lựa chọn công suất từ 0.37 kW đến 3.7 kW, giá cả dao động phù hợp mọi nhu cầu, từ máy bơm nước gia đình đến dây chuyền sản xuất. Khám phá bảng giá mới nhất 2024 và cách chọn động cơ chính hãng từ các thương hiệu MinhMotor, Thành Thái.
Đọc tiếp
Khám Phá Bí Mật Động Cơ Điện 1 Pha: Bạn Đã Biết Tất Cả Chưa?

Khám Phá Bí Mật Động Cơ Điện 1 Pha: Bạn Đã Biết Tất Cả Chưa?

03 thg 12 2024 22:05

Động cơ điện 1 pha, giải pháp thiết yếu cho cả gia đình và công nghiệp. Tìm hiểu thông số kỹ thuật chi tiết: công suất, tốc độ quay, dòng điện định mức, cấp bảo vệ IP55, cấp cách nhiệt F và ứng dụng thực tế. Lựa chọn động cơ phù hợp giúp tối ưu hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Đọc tiếp
Khám Phá Bí Quyết Sử Dụng Động Cơ Điện 1 Pha Đúng Cách – Tiết Kiệm Chi Phí, Tối Ưu Hiệu Quả

Khám Phá Bí Quyết Sử Dụng Động Cơ Điện 1 Pha Đúng Cách – Tiết Kiệm Chi Phí, Tối Ưu Hiệu Quả

29 thg 11 2024 21:21

Động cơ điện 1 pha đóng vai trò quan trọng trong gia đình và công nghiệp nhẹ. Hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp bạn lắp đặt, vận hành, và bảo trì đúng cách, tối ưu hóa hiệu suất và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Tìm hiểu ngay bí quyết giảm chi phí và tăng hiệu quả tại Dongco3pha.com.
Đọc tiếp
Đảo Chiều Động Cơ Điện 1 Pha Dễ Dàng Trong 5 Phút – Bí Quyết Tối Ưu Hoạt Động

Đảo Chiều Động Cơ Điện 1 Pha Dễ Dàng Trong 5 Phút – Bí Quyết Tối Ưu Hoạt Động

29 thg 11 2024 21:11

Đảo chiều động cơ điện 1 pha là kỹ năng quan trọng đối với kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và các doanh nghiệp sản xuất. Bài viết hướng dẫn từ A-Z, từ cách xác định dây chạy, dây đề, đến hoán đổi vị trí kết nối và sử dụng tụ điện. Đảm bảo an toàn, hiệu suất và khả năng điều chỉnh linh hoạt khi sử dụng động cơ điện xoay chiều.
Đọc tiếp
Những Bí Quyết Giúp Động Cơ Điện 1 Pha Hoạt Động Hiệu Quả Mà Ít Người Biết

Những Bí Quyết Giúp Động Cơ Điện 1 Pha Hoạt Động Hiệu Quả Mà Ít Người Biết

27 thg 11 2024 21:51

Động cơ điện một pha là thiết bị quan trọng trong nhiều hệ thống công nghiệp. Để đảm bảo vận hành hiệu quả, cần lưu ý các yếu tố như công suất phù hợp, bảo dưỡng định kỳ và nguồn điện ổn định. Việc lắp đặt đúng kỹ thuật, kiểm tra hệ thống làm mát và xử lý rò rỉ điện sẽ giúp động cơ hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ.
Đọc tiếp