Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại motor phun thuốc trừ sâu đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với những bình xịt thuốc thông thường. Có thể nói, motor bình phun chính là một bộ phận quan trọng nhất đối với các máy móc nói chung cũng như bình phun thuốc trừ sâu nói riêng.
Nội dung
1. Khái niệm motor phun thuốc trừ sâu
Motor phun thuốc trừ sâu hay còn gọi là motor bình phun thuốc sâu là một thiết bị có khả năng tạo ra sự chuyển động. Đây thực chất là động cơ điện hoặc là một động cơ đốt trong, có khả năng chuyển đổi từ năng lượng điện để trở thành năng lượng cơ.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, motor vốn được sử dụng trên nhiều thiết bị sinh hoạt, đồ dùng gia dụng, chẳng hạn như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm, kể cả thang máy muốn hoạt động được cũng cần phải có motor.
Motor bình phun thuốc sâu có khả năng tạo ra sự chuyển động
Ngày nay, motor bình phun thuốc sâu ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp để làm máy xịt. Động cơ bình phun có cấu tạo khá đơn giản, sở hữu công suất đa dạng, từ nhỏ đến lớn, đặc biệt rất dễ vận hành nhờ vào các tính năng ưu việt.
2. Cấu tạo bình phun thuốc trừ sâu, motor bình phun thuốc
Motor bình phun có cấu tạo gồm 2 phần như sau:
a) Phần tĩnh (được gọi là stato)
Gồm có 2 bộ phận chủ yếu là lõi thép và dây quấn. Trong đó, lõi thép 1 một bộ phận dẫn từ của máy phun thuốc, được làm bằng lá thép có độ dày từ 0,35 0,5mm với dạng hình trụ rỗng được dập theo hình vành khăn.
Phía trong stator có xẻ rãnh, dùng để đặt dây quấn và được sơn phủ bề mặt trước khi khép lại với nhau. Dây muốn dẫn điện được tốt thì chúng ta nên sử dụng dây quấn được làm bằng đồng, đặt vào trong các rãnh của lõi thép.
b) Phần quay (còn có tên gọi khác là rotor)
Rotor được chia ra làm 2 loại, đó là rotor dây dẫn và rotor lõi thép.
Rotor dây quấn bao gồm hai bộ phận chính cấu thành, đó là khối lá thép điện từ được dập định hình và xếp chặt đan xen vào nhau, có bộ phận tiếp điện còn gọi là cổ góp, chính là các thanh đồng được xếp song song với nhau, chúng tiếp xúc trực tiếp với chổi than để có thể dẫn điện tới các cuộn dây điện từ nằm trên rotor.
Rotor lõi thép thì được lắp ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện được làm bằng đồng hoặc nhôm.
Motor bình phun có cấu tạo gồm 2 phần
3. Cấu tạo của chiếc bình phun thuốc trừ sâu bằng điện
Bình phun thuốc trừ sâu sử dụng động cơ điện có cấu trúc tương đối phức tạp. Bình phun được thiết kế với nhiều bộ phận và chức năng được kết hợp với nhau. Về cơ bản, bình xịt thuốc trừ sâu bằng điện sẽ bao gồm các bộ phận dưới đây:
a) Nguồn điện
Đây là bộ phận chính, tạo nên sự vượt trội của bình xịt điện so với các loại bình bơm bằng tay thế hệ cũ. Bộ phận nguồn điện giúp cung cấp điện năng trong quá trình vận hành của motor. Thông thường, nguồn điện mà bình phun sử dụng là ắc quy. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào dòng sản phẩm khác nhau mà người ta sẽ có thêm những loại nguồn điện khác.
b) Bình chứa
Đây là nơi tích trữ thuốc trừ sâu với những loại bình xịt dùng bằng điện đeo vai, bình chứa thuốc trừ sâu thường có dung tích khoảng 8 20 lít. Những loại bình chứa sử dụng cho quy mô sản xuất lớn thì có thể dao động lên tới 600 1000 lít. Tùy vào những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng mà nhà sản xuất sẽ nghiên cứu, thiết kế các loại bình phun sao cho phù hợp.
Những thập niên trước, bình phun thuốc thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, nhưng sẽ khiến cho trọng lượng của chúng rất nặng mà giá thành lại cao. Bình chứa hiện đại bằng điện chủ yếu làm bằng vật liệu như composite, trọng lượng nhẹ, đặc biệt không bị oxy hóa nên sẽ có khả năng chống lại sự ăn mòn cao. Loại vật liệu này cực kỳ thân thiện với môi trường và cũng không tạo ra độc tố nên rất an toàn cho người sử dụng.
Cấu tạo của chiếc bình phun thuốc trừ sâu bằng điện
c) Bộ phận tạo áp
Bộ phận này đảm nhiệm chức năng tạo áp suất mạnh và đều để giúp cho lượng thuốc phun ra đúng như yêu cầu. Cấu tạo của chúng bao gồm có phần bơm và bộ điều áp.
d) Ống dẫn
Chất liệu được sử dụng làm ống dẫn là thép không gỉ, cao su hoặc là nhựa tổng hợp. Những chất liệu này được ưu tiên sử dụng vì chúng vừa có độ bền lại vừa đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Độ dài của chúng vào khoảng 1 1.5m. Ống dẫn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thuốc trừ sâu chạy từ bộ phận tạo áp để ra vòi phun.
e) Vòi phun
Đây là bộ phận nằm ở vị trí cuối cùng trong hệ thống bình phun, có tác dụng biến đổi thuốc trừ sâu được pha ở dạng lỏng trở thành những hạt nhỏ như sương sớm và theo vòi phun ra ngoài.
4. Vai trò của motor bình phun thuốc trừ sâu
Motor bình phun thuốc trừ sâu được biết đến là một bộ phận rất quan trọng của máy phun thuốc trừ sâu được sử dụng để tạo ra sự chuyển động của máy phun thuốc trừ sâu cùng với động cơ tốt, khoẻ khoắn và bền bỉ, có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ đồng hồ mà không bị nóng lên hay gặp bất kỳ một trục trặc nào. Nhờ vào khả năng vận hành ổn định và êm ái nên motor bình phun giúp cho công việc đạt hiệu suất tối đa, bền bỉ và lâu dài.
Không chỉ có vậy, motor phun thuốc còn giúp tiết kiệm được thời gian, công sức lao động. Đây thực sự là một “vật bất ly thân” đối với những người nông dân cùng với cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế nhẹ nhàng, tiện dụng và không chiếm quá nhiều diện tích.
Motor phun thuốc là một “vật bất ly thân” đối với những người nông dân
Motor bình phun thuốc sâu sẽ làm tăng thêm hiệu quả và năng suất lao động trong công việc của người nông dân. Đồng thời, làm giảm thời gian và công sức lao động cho người nông dân.
Dòng máy phun thuốc trừ sâu có sử dụng motor có hiệu suất cao gấp 10 lần so với bình xịt thông thường. Năng suất phun thuốc cao, chất lượng phun tốt sẽ giúp cho hiệu quả kinh tế cao hơn, do đó, motor phun thuốc thường được sử dụng ở những vùng trồng trọt có tổ chức sản xuất lớn, cần phun nhiều.
5. Nguyên lý hoạt động của bình phun
Muốn cho động cơ bình phun hoạt động, stator cần được cấp vào một dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stator sẽ tạo thành từ 1 trường quay. Trong quá trình quay thì chúng sẽ tạo ra dòng điện chạy trong các thanh dẫn, từ đó sẽ tạo ra lực điện từ, sau đó sẽ tạo ra mô men quay cùng với trục để làm cho roto quay theo chiều chuyển động của từ trường. Dựa vào cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của motor bình phun, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách vận hành của motor.
Khi bắt đầu phun, bạn kéo pittông từ dưới đi lên để cho không khí từ ngoài lọt qua giữa phần bao và làm cho pittong chạy vào xilanh bơm. Khi ấn pittông từ trên xuống dưới và tỳ vào phần bao khiến cho thể tích buồng xilanh giảm, đồng thời áp suất tăng lên, thắng được sức căng của lò xo. Nhờ đó, đẩy 2 viên bi xuống nhằm đưa không khí lọt vào thùng thuốc.
Khi kéo pittông lên, van của motor bị đóng lại, không khí được nạp vào xi lanh. Quá trình đó sẽ liên tục đưa không khí vào thùng thuốc tạo ra 1 sức ép để đẩy thuốc sâu chạy qua vòi phun. Loại motor bơm này có thể tạo ra áp suất khoảng 5 6 at, thường được dùng ở máy phun thuốc cho người mang.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của motor bình phun
Khi cơ cấu biên của tay quay hoạt động, pittông sẽ dịch chuyển theo hướng từ trái qua phải, đồng thời thể tích xilanh 1 tăng lên, van 3 mở ra và van 4 đóng. Đó là quá trình nạp thuốc trừ sâu vào xilanh. Khi pittông dịch chuyển theo hướng từ phải qua trái thì lúc này van 3 đóng, van 4 mở ra, thuốc lại được đẩy từ xi lanh chạy qua van 4, đến bình ổn áp rồi chạy ra vòi phun.
Bộ phận điều hoà áp suất trong motor có nhiệm vụ làm ổn định và điều chỉnh áp suất của thuốc phun, đảm bảo chất lượng thuốc được phun ra theo từng trường hợp cụ thể. Bình ổn áp được làm bằng thép dày, đảm bảo chịu được áp suất cao hơn của van an toàn, phần trên được bịt kín, còn phần dưới lại có ống dẫn thuốc đi vào ra trong bình chứa không khí, tiêu chuẩn là lượng thuốc bằng 1 nửa thể tích của bình.
Khi bơm thuốc vào trong bình phun, không khí sẽ được nén lại, tạo cho thuốc có được áp suất ổn định khi bắt đầu đi ra khỏi bình tới vòi phun. Tùy theo lượng thuốc đi từ motor bơm tới vòi phun mà người ta sử dụng bình ổn áp có kích thước to hay nhỏ. Trên thực tế, ở một số máy phun thuốc, người ta có thể dùng bình ổn áp được làm bằng nhôm.
Van điều chỉnh của motor có nhiệm vụ chính là điều chỉnh áp suất của thuốc phun ra, sao cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nhờ phần vít điều chỉnh, chúng ta có thể điều chỉnh, thay đổi độ nén của lò xo lên trên van. Khi áp suất thuốc đưa ra vòi phun lớn hơn áp suất của lò xo, van sẽ mở ra và một phần thuốc sẽ quay trở lại thùng đựng thuốc, nhằm đảm bảo áp suất thuốc phun ra được đúng yêu cầu.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cấu tạo, vai trò, đặc điểm và nguyên lý của motor bình phun thuốc sâu mà bài viết đã mang đến cho bạn. Hy vọng bạn đã hiểu được rõ hơn về công dụng của chiếc máy phun thuốc trừ sâu có sử dụng motor. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn được một chiếc máy phun thuốc trừ sâu có nhãn hiệu uy tín, chất lượng cao và giá rẻ để phục vụ cho công việc của mình.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Động Cơ Điện 1 Pha Các Công Suất, Ứng Dụng Cấu Tạo Và Chất Lượng Sản Phẩm
- Motor DC 12v 24v: Tốc Độ, Tính Năng, Ký Hiệu Mã Hàng
- Cách Đấu Điện Motor 1 Pha, Đấu tụ, Đảo Chiều Tùy Ý
- Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Motor 3 Pha, Lợi Ích, Khái Niệm
- Động Cơ Parma, Thương Hiệu Bán Chạy Nhất Việt Nam, Quy Mô Tập Đoàn
- Giá Motor 3 Pha Hitachi Toshiba Mitsu Nhật, ABB, Siemens Đức, Giá Quấn Lại Motor Toàn Quốc