0981676163Miền Nam
0984601144Miền Bắc

Tìm Hiểu Về Motor Quạt Điện: Khái Niệm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc

Viết bởi: Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Phúc
02 thg 2 2024 16:16

Mùa hè oi bức quay trở lại, quạt trần vẫn im lìm, cánh quạt bất động, chỉ còn trơ lại trục quay vô hồn... Biết bao kỉ niệm mát mẻ, biết bao luồng gió sảng khoái giờ chỉ còn là hoài niệm? Đừng lo lắng, bài viết này chính là vị cứu tinh cho chiếc quạt yêu quý của bạn đấy!

Bạn có tò mò không, bên trong chiếc quạt nhỏ bé ấy lại ẩn chứa cả một vũ trụ vận hành nhờ "Motor Quạt Điện" hùng mạnh? Thứ biến dòng điện vô hình thành luồng gió mát rượi chính là sự kết hợp hoàn hảo của Rotor, Stator, Trục và Vỏ máy. Bài viết này sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình khám phá "trái tim" của chiếc quạt, tìm hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động của nó, đồng thời mách bạn bí kíp "chữa lành" các Lỗi Thường Gặp để chiếc quạt thân quen lại đồng hành cùng bạn trong những ngày hè nóng bức. ️

Không chỉ là cung cấp thông tin, chúng tôi mong muốn đem đến trải nghiệm cá nhân hóa, giúp bạn thấu hiểu và chăm sóc cho chiếc quạt của mình như một người bạn đồng hành. Đọc bài viết này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi:

  • Hiểu rõ từng linh kiện cấu thành nên Motor Quạt Điện, không còn ngỡ ngàng trước những thuật ngữ chuyên môn.
  • Giải mã bí ẩn đằng sau những vòng quay của cánh quạt, nắm bắt nguyên lý hoạt động của chiếc quạt quen thuộc.
  • Trở thành "bác sĩ" cho chiếc quạt của mình, tự tin xử lý các lỗi thường gặp, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ cho quạt.

Còn chần chờ gì nữa? Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá "Motor Quạt Điện" và biến những ngày hè oi bức thành những kỷ niệm sảng khoái bên người bạn đồng hành thân thiết của bạn!

Khái niệm motor quạt điện

Quạt điện được sử dụng rất nhiều trong các gia đình Việt, ngày nay quạt điện còn được dùng để thiết kế, trang trí giúp cho căn phòng trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn. Nhìn chung, motor quạt điện là loại gồm có 16 cực, 32 rãnh và 32 tổ bối đơn, có 2 hàng rãnh. 

Trong đó, 16 rãnh ở phía trong dùng để quấn cuộn khởi động, còn 16 rãnh bên ngoài dùng để quấn cuộn làm việc. Vì rãnh phía ngoài bao giờ cũng rộng hơn phía trong nên khi tiến hành quấn lại, bạn phải quấn lần lượt từng vòng một.

motor quạt điện

Motor quạt điện là loại gồm có 16 cực, 32 rãnh và 32 tổ bối đơn

Cuộn khởi động (ký hiệu KĐ) gồm có 16 tổ bối đơn, quấn ở bên trong, 338 vòng/ 1 bối, còn dây là 0,21. Cuộn làm việc (ký hiệu LV) gồm có 16 tổ bối đơn, quấn ở bên ngoài, gồm có 308 vòng/ 1 bối, còn dây 0,25.

Stato = 1,6cm, chiều dài lõi: D lõi=16cm, tụ điện 2,2 =>2,5mf.

Tại hộp nối: Cuộn dây màu trắng chính là mối dây chung (Ch), còn cuộn dây màu đỏ là cuối LV, cuộn dây màu vàng là cuối KĐ.

Cấu tạo motor quạt điện

Động cơ quạt: động cơ quạt là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua nguyên lý điện từ. Động cơ chính là “trung tâm đầu não” nhằm tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ quạt điện ngày nay được sản xuất với những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe về hiệu suất của động cơ cũng như độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ rung nhỏ, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.

Cánh quạt: Đây là bộ phận trực tiếp để tạo ra gió. Thông qua chuyển động quay của động cơ sẽ làm cho cánh quạt chuyển động tạo nên sự chênh lệch về áp suất ở phía trước - phía sau và từ đó sẽ tạo nên gió. Ngày nay, phổ biến nhất là 1 số mẫu cánh quạt sau: loại quạt 3 hoặc mẫu 5 cánh, loại quạt cánh mỏng và quạt cánh dày. 

Thân quạt: Đây là phần đỡ cho động cơ và cánh quạt để giúp cho quạt đứng được đúng vị trí mỗi khi hoạt động. Thân quạt điện thường được thiết kế động nên có thể lắp vào hoặc tháo ra dễ dàng mỗi khi thấy cần thiết.

Lồng quạt: Là bộ phận đơn giản nhất của chiếc quạt nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng bảo vệ nhằm tránh nguy hiểm cho người sử dụng, tránh được những va chạm giữa quạt điện với người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của quạt điện

Khi xuất hiện dòng điện chạy trong dây dẫn quấn ở trên lõi sắt từ (hay còn gọi là phe silic) được làm bằng các miếng tole silic mỏng ghép lại với nhau nhằm tạo ra một lực tác động lên phần rotor . Do vị trí các cuộn dây (trong đó có dây chạy và dây đề) được đặt lệch nhau và tác dụng đó là làm lệch pha của tụ điện, khi đó sẽ tạo ra trong lòng stator một số lực hút không có cùng phương với nhau - Vì 02 lực hút lệch nhau cả về thời gian cũng như phương nên sẽ xuất hiện trong lòng stator một từ trường quay, điều này sẽ làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt điện, người ta thường quấn trên đó 1 số vòng dây chung với cuộn chạy. 

Mỗi khi dòng điện có xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống do thay đổi điện trở của cuộn dây thì sẽ tạo ra 1 lực từ trường mạnh hơn hay yếu hơn khiến cho quạt chạy nhanh hơn hoặc đôi khi là chậm hơn.

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt điện

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt điện

Các loại motor quạt thông dụng hiện nay

a) Phân loại motor quạt điện theo cấu tạo

Theo cấu tạo, motor quạt điện có thể được phân thành 2 loại:

  • Motor sử dụng bạc thau:  Trục quay sử dụng bạc thau cố định 2 đầu. Stato được quấn bởi các sợi dây đồng (hoặc nhôm), tạo ra từ trường làm quay Roto. Giá thành rẻ hơn so với dùng bạc đạn nhưng bạn phải bổ sung dầu cho quạt thường xuyên, nếu không động cơ sẽ phát sinh tình trạng bạc bị mòn, không trơn, từ đó dẫn đến tiếng kêu.
  • Motor sử dụng bạc đạn:Thiết kế khép kín, nên bạn sẽ không cần bảo dưỡng hay tiến hành bổ sung dầu. Tuổi thọ của motor bạc đạn cũng cao hơn bạc thau tương đối nhiều. Các loại quạt sản xuất từ Nhật Bản thường sử dụng motor bạc đạn, cho nên chúng có độ bền hơn cũng là vì thế.

Cách đơn giản nhất để có thể phân biệt được motor sử dụng bạc thau hay bạc đạn đó là bạn hãy di chuyển trục quạt hướng theo chiều dọc. Nếu trục chuyển động được theo chiều dọc thì đó là quạt dùng motor bạc  thau. Ngược lại đối với quạt dùng motor bạc đạn thì trục quạt sẽ đóng chết vào và không thể di chuyển.

b) Phân loại motor quạt điện theo công suất

  • Motor quạt điện mini: Sử dụng trong các thiết bị điện tử (chức năng tản nhiệt) như quạt trong laptop hoặc quạt cầm tay,...
  • Motor quạt điện dân dụng: Trong nhiều thiết bị điện sử dụng hằng ngày như quạt hơi nước, quạt gió, quạt máy lạnh,...
  • Motor quạt điện công nghiệp: Công suất lớn, được sử dụng để điều hòa không khí trong nhà xưởng, kho, hoặc sử dụng trong các máy sấy (ứng dụng nông nghiệp).

c) Phân loại motor quạt điện theo thiết bị sử dụng

Tùy theo công dụng & vị trí lắp đặt của motor quạt, bạn có thể gặp các dòng động cơ sau:

  • Motor quạt dàn lạnh
  • Motor quạt dàn nóng
  • Motor quạt điều hòa
  • Motor quạt nước
  • Motor quạt trần
  • Motor quạt máy lạnh
  • Motor quạt tủ lạnh

d) Phân loại motor quạt điện theo nguyên lý chuyển đổi

  • Motor quạt chuyển đổi theo nguyên lý động cơ điện từ (dùng điện dân dụng): Ví dụ motor quạt tủ lạnh, máy lạnh, điều hòa, quạt điện,... đều sử dụng nguyên lý chuyển đổi này.
  • Motor quạt chuyển đổi từ động cơ tĩnh điện (dùng ắc quy hoặc pin)
  • Motor quạt chuyển đổi theo nguyên lý động cơ siêu âm (ultrasonic motors).

e) Phân loại motor quạt điện theo nguồn điện

  • Motor quạt điện sử dụng điện một chiều (DC)
  • Motor quạt điện sử dụng điện xoay chiều (AC)

Các lỗi thường gặp và sửa motor quạt

Quạt trần rất ít khi bị cháy gây hỏng hoàn toàn, mà phần nhiều chúng thường bị đứt 1 vài bối dây do quạt bị chập điện hoặc đôi khi bị sét đánh. Bị cháy quạt chỉ xảy ra khi vòng bi đang bị kẹt (do khô dầu hoặc do bị nước mưa dột vào…). - Lúc này quạt sẽ bị quay chậm dần, lâu ngày dẫn đến dây quấn thường xuyên bị chạy ở nhiệt độ cao sẽ bị lão hóa, lớp lót cách điện bị giòn, trường hợp này bạn phải thay lại bi (loại 203), và quấn lại motor hoàn toàn.

Còn đa phần khi quạt điện bị chập điện hay sét đánh thường chỉ bị đứt 1 bối dây hoặc đứt 2 bối dây (LV) và (KD), mà thường chúng thường đứt ngay gần sát chỗ mối hàn dây để đi ra hộp nối.

Lỗi thường gặp và sửa motor quạt

Tình trạng cháy quạt chỉ xảy ra khi vòng bi đang bị kẹt

Với trường hợp này, các bạn có cách sửa như sau:

  • Tháo quạt ra, chú ý đánh dấu các đầu dây ra thuộc về rãnh nào, màu gì và đâu là mối dây chung. Cần nhớ rằng cuộn bên trong là cuộn (KD), còn cuộn ngoài là cuộn (LV). Xử lý cuộn (KD) trước, cuộn (LV) bên ngoài các bạn nên xem sau vì nó còn phụ thuộc vào cuộn (KD), nhiều khi không bị hỏng vẫn phải cắt bỏ ra dể lấy chỗ tiến hành quấn cuộn (KD).
  • Quan sát xem bối dây nào có màu khác thường, đặc biệt lưu ý xem các bối gần chỗ mối hàn trước và xem cuộn (KD) trước. Trong trường hợp không phát hiện được điều gì khác thường, thì chúng ta dùng kìm chuyên dụng hoặc kéo cắt cành để khéo léo cắt bối nào gần mối hàn nhất, sau đó rút ra để tìm được đầu dây. Tiến hành cạo sạch rồi đo đạc xem nó có thông mạch với đầu còn lại của dây hay không. Cứ làm vậy cho tới khi tìm được bối nào bị đứt thì thôi.
  • Các bạn lưu ý nhé, khi cắt bối dây để tìm chỗ bối bị hỏng, lúc rút ra để tìm đầu dây bối tiếp theo thì bạn phải chú ý đến chiều đi của bối dây để có thể hàn nối và quấn sao cho đúng chiều.
  • Khi đã tìm được chỗ bối dây bị hỏng, chúng ta hãy dùng 1 đoạn gen số 1 có chiều dài 3cm để luồn vào phần dây cần nối. Sau đó, xoắn 2 đoạn dây cần nối lại với nhau (vì dây rất nhỏ nên không cần đốt hay cạo dây), tiếp đến dùng mỏ hàn có dính 1 ít thiếc và nhựa thông để vừa bấm vừa di 1 lúc trên chỗ mối nối cho tới khi nào phần thiếc bám được vào lấp kín chỗ xoắn dây là được.
  • Kéo gen vào chỗ vừa hàn, tiến hành gập đôi gen lại, xoắn thêm vài vòng phía dưới gen cho khỏi xê dịch gen rồi tiến hành quấn nhẹ nhàng từng vòng vào rãnh cần quấn cho tới điểm đánh dấu dây lúc ban đầu thì mới thôi.
  • Để tránh bị trầy xước dây khi quấn, các nên lót băng dính vào 2 mép của rãnh trước khi quấn, quấn xong thì tháo ra để bỏ đi. Khi đã quấn xong, bạn hãy kiểm tra xem các đầu dây quấn lên có khớp đúng với chỗ đánh dấu từ ban đầu không? Nếu sai là chứng tỏ có bối dây bị quấn đi nhầm và phải làm lại.
  • Nếu bạn vào dây đúng và bỏ qua các vòng dây bên trong, thì chỉ quan tâm tới vòng cuối cùng của bối dây này và cả vòng đầu tiên của bối dây kế tiếp. Khi đó, các chỗ sang dây sẽ có dạng hình Sin. 
  • Việc tiếp theo chính là hàn nối, cột bó, sơn và sấy lắp vào rồi tiến hành chạy thử là được. Việc thay thế 1 vài bối dây mới thì bạn chỉ làm khi quan sát thấy các bối dây còn tốt, lớp lót cách điện không bị giòn hay lão hóa. Cứ thay 1 bối (KĐ) thì bạn bắt buộc phải thay lại 2 bối (LV).

Thông thường quạt trần mỗi khi bị sét đánh hay bị chập điện thì cần phải quấn lại từ 1 - 9 bối dây là nhiều, trung bình là 3 - 5 bối. Nếu phải quấn lại toàn bộ thì tốt nhất là nên bỏ cả cái quạt, vì thợ giỏi riêng quấn hết 32 cuộn dây là đã mất đến 8h liên tục.

Quấn lại motor quạt điện đơn giản mà hiệu quả

Cách đấu dây quạt điện được tiến hành như sau:

  • Cuối cuộn LV bạn đem đấu với đầu cuộn số thứ nhất để ra số 1.
  • Cuối cuộn số thứ nhất bạn đem đấu với đầu cuộn dây số thứ 2 để ra số 2.
  • Cuối cuộn số thứ 2 đem đấu với đầu cuộn khởi động để ra số 3.
  • Cuối cuộn khởi động bạn đấu với một đầu tụ, trong đó đầu tụ thứ 2 đem đấu với đầu cuộn làm việc để ra nguồn.
  • Dây nguồn thứ 2 đấu qua công tắc của quạt, khi công tắc bật đến số nào thì quạt chạy đúng với số đó.

Sơ đồ cách quấn lại motor quạt điện đơn giản

Sơ đồ cách quấn lại motor quạt điện đơn giản

Ngoài lỗi đứt bối dây, motor quạt điện còn có thể gặp phải một số lỗi khác, bao gồm:

  • Chảy động cơ: Nguyên nhân của lỗi này có thể do chập điện, cháy tụ điện, hoặc do quá tải.
  • Trục motor bị kẹt: Nguyên nhân của lỗi này có thể do thiếu dầu bôi trơn, hoặc do bị vật lạ mắc vào trục motor.
  • Quạt quay chậm: Nguyên nhân của lỗi này có thể do dây quấn bị lão hóa, hoặc do tụ điện bị hỏng.
  • Quạt quay không đều: Nguyên nhân của lỗi này có thể do các bối dây quấn không đều nhau, hoặc do bạc đạn bị hỏng.
  • Quạt kêu to: Nguyên nhân của lỗi này có thể do bạc đạn bị mòn, hoặc do trục motor bị cong vênh.

Các bước kiểm tra trước khi sửa chữa

Trước khi tiến hành sửa chữa, cần kiểm tra kỹ motor quạt điện để xác định chính xác nguyên nhân gây ra lỗi. Việc kiểm tra này sẽ giúp người đọc tiết kiệm thời gian và công sức sửa chữa.

Các bước kiểm tra bao gồm:

  1. Kiểm tra xem quạt có hoạt động hay không. Nếu quạt không hoạt động, hãy kiểm tra nguồn điện.
  2. Nếu nguồn điện ổn định, hãy kiểm tra xem cầu chì hoặc CB có bị cháy hay không.
  3. Nếu cầu chì hoặc CB không bị cháy, hãy kiểm tra dây dẫn xem có bị đứt hay không.
  4. Nếu dây dẫn không bị đứt, hãy kiểm tra motor quạt xem có bị cháy hay không.

Thủ thuật quấn lại motor quạt điện

Để quấn lại motor quạt điện nhanh chóng và hiệu quả, có thể sử dụng một số thủ thuật sau:

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ quấn dây: Dụng cụ hỗ trợ quấn dây sẽ giúp người dùng quấn dây nhanh chóng và đều tay hơn.
  • Sử dụng máy quấn dây: Máy quấn dây sẽ giúp người dùng quấn dây một cách chính xác và chuyên nghiệp hơn.
  • Sử dụng dây quấn chất lượng cao: Dây quấn chất lượng cao sẽ giúp motor quạt điện hoạt động bền bỉ hơn.

Cách thay thế bạc đạn cho motor quạt điện

Để thay thế bạc đạn cho motor quạt điện, cần thực hiện các bước sau:

  1. Tháo motor quạt điện ra khỏi quạt.
  2. Tháo rời các bộ phận của motor quạt điện.
  3. Loại bỏ bạc đạn cũ.
  4. Lắp bạc đạn mới.
  5. Lắp ráp lại các bộ phận của motor quạt điện.

Cách bảo dưỡng motor quạt điện

Để bảo dưỡng motor quạt điện, cần thực hiện các bước sau:

  • Vệ sinh motor quạt điện định kỳ.
  • Tra dầu cho bạc đạn định kỳ.
  • Kiểm tra xem dây dẫn có bị đứt hay không.
  • Kiểm tra xem cầu chì hoặc CB có bị cháy hay không.

Ngoài lỗi đứt bối dây, motor quạt điện còn có thể gặp phải một số lỗi khác, bao gồm:

  • Chảy động cơ: Nguyên nhân của lỗi này có thể do chập điện, cháy tụ điện, hoặc do quá tải.
  • Trục motor bị kẹt: Nguyên nhân của lỗi này có thể do thiếu dầu bôi trơn, hoặc do bị vật lạ mắc vào trục motor.
  • Quạt quay chậm: Nguyên nhân của lỗi này có thể do dây quấn bị lão hóa, hoặc do tụ điện bị hỏng.
  • Quạt quay không đều: Nguyên nhân của lỗi này có thể do các bối dây quấn không đều nhau, hoặc do bạc đạn bị hỏng.
  • Quạt kêu to: Nguyên nhân của lỗi này có thể do bạc đạn bị mòn, hoặc do trục motor bị cong vênh.

Kết luận

Với những nội dung bổ sung được đề cập ở trên, bài viết đã trở nên toàn diện và hữu ích hơn cho người đọc. Người đọc có thể dễ dàng tìm được thông tin cần thiết để sửa chữa và quấn lại motor quạt điện một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số lưu ý khi sửa chữa và quấn lại motor quạt điện:

  • Trước khi sửa chữa, cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
  • Khi tháo rời motor quạt điện, cần chú ý ghi lại vị trí của các bộ phận để khi lắp ráp lại không bị sai.
  • Khi quấn lại motor quạt điện, cần chú ý quấn dây đúng chiều và đúng số vòng.
  • Sau khi sửa chữa hoặc quấn lại motor quạt điện, cần kiểm tra hoạt động của quạt trước khi sử dụng.

Mời các bạn xem các mẫu động cơ điện chuyên làm quạt công nghiệp tiết kiệm điện

Motor điện 3 pha, động cơ điện 3 pha sản xuất quạt công nghệp xuát khẩu châu Âu

Motor điện 1 pha làm quạt được nhiều người dùng nhất

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

 

7.195 reviews

Tin tức liên quan

Bảng Tra Công Suất Motor 3 Pha, 1 Pha Chi Tiết 04/2024
Top Phớt Máy Bơm - Phớt Bơm Giá Tốt, Siêu Bền Bán Chạy Nhất
Top Motor 12V Không Chổi Than Chế Quạt Giá Tốt, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất
Motor Cấp Thức Ăn Tự Động Cho Gà, Vịt, Lợn Giá Rẻ, Bán Chạy Nhất Việt nam
Ly Hợp Thắng Từ Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Ly Hợp Phanh Từ