Cơ cấu nâng hạ bằng vít me còn gọi là trục vít nâng hạ hoặc trục vít me nâng hạ. Khi thiết kế máy thì bộ phận nâng hạ bằng trục vít đi lên đẩy sâu xuống hoặc đẩy theo chiều ngang, sau đây là thông tin chính về sản phẩm.
Nội dung
1) Công Dụng Cơ Cấu Nâng Hạ Bằng Vít Me
- Để làm bàn nâng gầm xe tải, xe 7 chỗ khi sửa chữa
- Để làm hệ thống chắn nước thủy điện, đóng mở
- Để làm hệ thống trục vít nâng hạ cho máy dập, máy tạo khuôn.
2)Thông Số Kỹ Thuật Cơ Cấu Nâng Hạ Bằng Vít Me
- Trục vít nâng hạ mã SWL1 đường kính 25mm: nâng khoảng 100kg trở xuống (còn gọi là mã WPT35)
- Trục vít nâng hạ mã SWL2.5 đường kính 30mm: nâng khoảng 200 cân tới 1 tấn, (còn gọi là mã WPT40)
- Trục vít nâng hạ mã SWL 5: đường kính 40mm, nâng khoảng 1000kg tới 1700kg, (còn gọi là mã WPT50)
- Khoảng cách ren của trục nâng hạ, bước ren: 4mm, 6mm, 7mm
- Khoảng cách di chuyển của trục vít me nâng hạ từ 200m tới 1500mm là thông dụng
3) Phân Loại Cơ Cấu Nâng Hạ Bằng Vít Me
a) Trục vít nâng hạ đẩy lên
Khi động cơ điện truyền lực vào trục nhỏ (trục chủ động, trục vào) thì trục ra (trục vít me – trục lớn) sẽ đẩy lên trên.
Ví dụ là cơ cấu truyền động gồm nhiều điểm nâng lên như sau
b) Trục vít nâng hạ đẩy xuống
Khi motor truyền lực vào trục nhỏ (trục chủ động, trục vào) thì trục ra (trục vít me – trục lớn) sẽ đẩy hướng xuống phía dưới. ví dụ đẩy lực xuống dưới kênh, dưới sông, dưới ao, dưới mương, xuống bùn.
c) Trục vít nâng hạ di chuyển bằng đai ốc
Khi động cơ truyền lực vào trục nhỏ, thì đai ốc, bulong chạy lên trên (2A) hoặc chạy hướng xuống dưới (kiểu 2B), hình dưới đây thì bên trái là 2A, bên phải là 2B.
Mời quý khách xem video sản phẩm thực tế trục vít me nâng hạ tại kho hàng Minhmotor:
4) Tốc Độ Di Chuyển Cơ Cấu Nâng Hạ Bằng Vít Me
Tỉ số truyền của trục vít me nâng hạ là 1/6, 1/8 và 1/24
Vậy motor 1400 vòng sẽ tạo ra được tốc độ trục ra tương ứng là: 233, 175, 58 vòng.
Vậy giả sử bước ren của bạn là 6mm. Mỗi phút 6mm x 233 vòng, 175 vòng hoặc 58 vòng = 1400 mm, 1050 mm hoặc 350mm.
Vậy muốn di chuyển nhanh hay chậm là dựa vào tỉ số truyền và khoảng cách bước ren của trục ra.