0981676163Miền Nam
0984601144Miền Bắc

Động Cơ Điện 1 Pha: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động, Cách Chọn Motor 1 Pha

Viết bởi: HP
HP
02 thg 2 2024 16:59

Đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến máy giặt quay vù vù, quạt máy thông gió mát rượi, hay cánh tay robot linh hoạt không? Bí mật nằm ở trái tim của chúng - Động cơ điện 1 pha! Không phải là một sinh vật sống, nhưng chiếc động cơ nhỏ bé này lại sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc, được tạo nên từ những thành phần đơn giản mà kỳ diệu. Hãy cùng khám phá thế giới của Stator, Rotor, Cuộn dây, Trục và Bi - những "ngôi sao" góp phần tạo nên vũ điệu chuyển động của Động cơ điện 1 pha, và tìm hiểu xem làm sao lựa chọn được "người bạn đồng hành" hoàn hảo cho thiết bị của bạn trong bài viết này nhé!

Tôi cam đoan bài viết sẽ không chỉ cung cấp kiến thức khoa học bổ ích mà còn giúp bạn xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn với những vật dụng quen thuộc hàng ngày. Bằng cách hiểu được trái tim của chúng, bạn sẽ sử dụng và chăm sóc chúng tốt hơn, đồng thời mở ra cánh cửa khám phá thế giới khoa học thú vị xung quanh bạn. Hãy cùng bước vào hành trình tìm hiểu Động cơ điện 1 pha nào!

1. Khái niệm motor điện 1 pha

Motor điện 1 pha là loại động cơ có phần dây quấn stato chỉ bao gồm có 1 cuộn dây pha, còn nguồn cấp của nó chính là 1 dây pha và 1 dây nguội, đặc biệt, nó còn có thêm tụ điện để làm lệch pha. Tuy nhiên, nếu như cấu tạo đơn giản chỉ có 1 cuộn dây pha thì trên thực tế, động cơ sẽ không thể tự mở máy được. Bởi lẽ, từ trường 1 pha của nó còn có tên khác là từ trường đập mạch. 

Động cơ điện không đồng bộ 1 pha (được ký hiệu là KDB) còn được gọi là motor điện 1 pha hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Do đó, motor điện 1 pha đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất. 

Motor điện đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong các lĩnh vực của đời sống

Motor điện đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong các lĩnh vực của đời sống

2. Động cơ điện xoay chiều 1 pha được ứng dụng như thế nào?

Động cơ điện xoay chiều 1 pha hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như:

  • Trong các ngành công nghiệp: Thường dùng để làm băng truyền, băng tải,... cho máy móc.
  • Trong ngành nông nghiệp: Sử dụng để làm máy ấp trứng, máy đổ thức ăn cho gà ăn,… 
  • Sử dụng để chế tạo các loại máy móc nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày như máy vặt lông gà vịt, máy quay vịt gà,...
  • Dùng trong các lĩnh vực quảng cáo, chẳng hạn như: các thiết bị dùng để trưng bày trong quán bar hay nhà hàng, khách sạn,…

Tùy vào từng lĩnh vực mà người ta sẽ thiết kế mẫu mã sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phù hợp. 

3. Ưu điểm của động cơ điện 1 pha

Dưới đây là một số ưu điểm của động cơ điện 1 pha:

  • Thiết kế đơn giản: Động cơ điện 1 pha có thiết kế đơn giản, nhẹ và kích thước nhỏ, dễ dàng lắp đặt và vận hành.
  • Chi phí đầu tư thấp: Do có thiết kế đơn giản và kích thước nhỏ, động cơ điện 1 pha có chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại động cơ khác.
  • Tiết kiệm điện năng: Động cơ điện 1 pha tiêu thụ điện năng ít hơn so với động cơ 3 pha và phù hợp cho các ứng dụng có nhu cầu điện năng thấp.
  • Độ bền cao: Động cơ điện 1 pha có thể hoạt động liên tục trong một thời gian dài và có tuổi thọ cao.
  • Dễ dàng sửa chữa: Động cơ điện 1 pha có thiết kế đơn giản, nên khi có sự cố, việc sửa chữa cũng đơn giản và dễ dàng hơn so với các loại động cơ khác.
  • Linh hoạt trong sử dụng: Động cơ điện 1 pha có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ gia đình đến các ứng dụng công nghiệp nhỏ.

4. Cấu tạo động cơ điện 1 pha như thế nào?

Cơ cấu của động cơ không đồng bộ 1 pha còn tùy thuộc vào kiểu loại vỏ bọc là loại kín hoặc loại hở. Do hệ thống làm mát của động cơ sử dụng cánh quạt thông gió được đặt ở bên trong hoặc có thể đưa ra bên ngoài động cơ. Cùng khám phá và tìm hiểu cấu tạo của động cơ điện 1 pha Động cơ điện KĐB 1 pha gồm 2 phần: Phần cố định gồm có: vỏ máy, lõi sắt, nắp máy, cuộn dây stato và chụp che quạt… Bộ phận quay gồm có: lõi thép quay, cuộn dây rôto (thông thường có dạng lồng sóc), trục quay, ổ trục, cánh quạt và công tắc ly tâm hoặc rơle. Ngoài ra, còn có tụ điện (tụ điện khởi động hoặc tụ điện quay và động cơ điện hai trị số điện dung), biển nhãn hiệu và tổ hợp nối dây của động cơ,…

a) Phần tĩnh của motor điện (stato)

Phần tĩnh bao gồm 2 bộ phận chủ yếu:

  • Lõi thép: Đây là bộ phận dẫn từ của động cơ, chúng có hình dạng giống như 1 cái trụ rỗng, lõi thép được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện xếp chồng lên nhau, có độ dày từ 0.35 0.5mm, được dập xuống theo hình vành khăn. Còn phía trong có xẻ rãnh để bạn có thể đặt dây quấn và được sơn phủ kín lên bề mặt trước khi khép lại.

Cấu tạo của motor điện 1 pha  Siemens pha có 2 phần chính

Cấu tạo của motor điện 1 pha  Siemens pha có 2 phần chính

  • Dây quấn: Phần này được làm bằng dây đồng hoặc nhôm (loại dây email) và được đặt vào trong các rãnh bên trong của lõi thép. 
  • Ngoài 2 bộ phận chính này, motor điện còn có các bộ phận phụ với công dụng đó là bao bọc lõi thép. Bao gồm có vỏ máy được làm bằng chất liệu nhôm hoặc bằng gang, được dùng để giữ chặt lõi thép ở phía dưới là chân đế được bắt chặt vào bệ máy. Đồng thời, 2 đầu motor có 2 chiếc nắp được làm bằng vật liệu cùng loại với phần vỏ của máy, bên trong nắp còn có ổ đỡ (phần bạc) dùng để nâng đỡ cho trục quay của roto.
  1. Vỏ máy

Vật liệu vỏ máy của phần cố định thường chế tạo bởi tấm thép, nhôm đúc hoặc gang. Tác dụng của vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato, chụp đầu và mômen ngược chịu phụ tải, vỏ máy làm thành dạng có hình đậy kín, mở ra và phòng hộ. Vật liệu chế tạo vỏ máy thường dùng tấm thép dày 1,2÷2mm cuốn thành, mục đích là để giảm giá thành sản phẩm, ưu điểm của vỏ máy đúc bằng nhôm là có trọng lượng nhẹ. Đối với những vỏ máy có kích thước lớn thường dùng vỏ gang, tiện lợi khi gia công, giảm được chấn động, tăng được tính ổn định của vỏ máy.

  1. Lõi thép stato

Lõi thép stato được cấu tạo bởi những lá tôn silic dày khoảng 0,35÷0,5mm xếp chồng lên nhau. Đầu tiên dùng cách dập nguội những lá tôn silic đó. Sau đó, xếp các tấm đó lại với nhau rồi dùng đinh rivê tán ép chặt lại; cũng có thể dùng biện pháp hàn hồ quang khí Ác-gông Arg để cố định các lá tôn silic vào nhau hoặc còn có cách ép dập trực tiếp các lá tôn silic chặt trong vỏ hợp kim nhôm (Dura).

  1. Cuộn dây stato

Thông thường có hai bối dây, một bối dây chính gọi là cuộn dây làm việc và một bối dây phụ, còn gọi là cuộn dây khởi động, chúng được đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º. Như động cơ điện trong máy giặt quần áo, yêu cầu về đường kính, số vòng dây và cuộn dây của hai cuộn dây chính và phụ hoàn toàn như nhau để khi động cơ điện quay thuận và quay ngược thì hai cuộn dây này đổi cho nhau. Khi quay thuận (theo chiều kim đồng hồ) thì cuộn dây chính làm việc, cuộn dây phụ khởi động, khi quay ngược, cuộn dây chính biến thành cuộn dây phụ và cuộn dây phụ biến thành cuộn dây chính.Thông thường đối với động cơ điện một pha, số vòng của dây êmay các cuộn dây chính và phụ không giống nhau, đường kính của cuộn dây phụ thường nhỏ hơn.

  1. Nắp máy

Vật liệu dùng làm nắp máy và vỏ máy giống nhau, yêu cầu dung sai lắp ghép của nắp máy phải chính xác, độ đồng tâm cao phải phù hợp với yêu cầu, ngoài ra, phải cứng vững (độ chắc chắn) bảo đảm cho rôto hoạt động.Khe hở (giữa rôto và stato) của động cơ điện không đồng bộ một pha là 0,2÷0,3mm. Khi lắp ráp và sửa chữa nếu không chính xác hoặc khi tháp lắp bị va đập vào nắp máy làm cho biến dạng đều sẽ ảnh hưởng tới mức độ của khe hở. Từ đó, dẫn tới làm cho rôto và stato khi làm việc sẽ cọ sát vào nhau.

  1. Lõi thép rôto

Lõi thép rôto cũng được chế tạo bằng cách ép chồng những lá tôn silic mà thành, khác với lõi thép stato là ở chỗ các rãnh được dập nghiêng để giảm thiểu sự chấn động và tiếng ồn; đối với rãnh kín yêu cầu cách điện của các lá tôn silic không cao lắm, có thể không cần phải quét lớp sơn cách điện.

  1. Cuộn dây rôto

Cuộn dây rôto thường đúc bằng nhôm, sử dụng loại nhôm nguyên chất L1÷L5. Khi sửa chữa, không được tiện đứt đầu của rôto. Nếu khi tiện nhỏ lại của đai đầu, điện trở của rôto sẽ tăng lên, tổn hao công suất lớn làm cho tính năng làm việc của động cơ điện xấu đi.Dùng những thanh đồng thay cho thanh nhôm làm cho điện trở của rôto giảm, tổn hao công suất thấp, tổn hao đồng giảm đi, có thể nâng cao hiệu suất của động cơ điện, nhưng mômen khởi động bị hạ thấp.

  1. Trục quay

Yêu cầu kỹ thuật đối với trục quay phải đảm bảo các kích thước, hình dáng nhất định, lại còn phải đảm bảo độ cứng bề mặt, nếu không trong khi làm việc trục quay sinh ra độ cong quá lớn làm cho khe hở không đều, thậm chí còn sinh ra sự cố (cọ sát). Thông thường trục quay được chế tạo bằng thép cacbon số 45, thép cacbon số 65 hoặc các loại thép đặc biệt khác.

  1. Công tắc ly tâm

Do cuộn dây phụ chỉ hoạt động khi động cơ bắt đầu làm việc, khi tốc độ đạt tới 72%÷83% tốc độ định mức cuộn dây phụ sẽ rời khỏi trạng thái làm việc, cho nên cần có công tắc ly tâm. Sau khi tốc độ quay tăng cao, vì tác dụng của lực ly tâm, làm cho tiếp điểm của công tắc ly tâm nhả ra, khiến cho cuộn dây phụ tách khỏi nguồn điện. Do cuộn dây phụ chỉ có tác dụng khi khởi động, cho nên số vòng dây tương đối nhiều, dây dẫn tương đối mảnh. Nếu công tắc ly tâm mất tác dụng thì cuộn dây phụ sẽ làm việc liên tục, dẫn đến làm việc quá tải có thể làm cuộn dây phụ bị cháy. 

b) Phần quay của motor điện 1 pha (roto)

Phần quay còn có tên gọi khác là roto, bao gồm có các bộ phận nhỏ hơn:

  • Lõi thép: Có dạng hình trụ, thường được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện, chúng được dập thành hình dĩa và được ép chặt lại. Ở phía trên mặt có các đường rãnh để bạn có thể đặt các thanh dẫn hoặc cuộn dây quấn. Lõi thép cũng được ghép chặt vào bên trong trục quay và đặt lên trên 2 ổ đỡ của bộ phận stato.
  • Dây quấn: Phía trên roto có 2 bộ phận là rôto lồng sóc và 1 cuộn roto dây quấn. Loại rôto dây quấn có 1 cuộn dây được quấn vào giống như bộ phận stato, loại này có ưu điểm là mô men quay lớn nhưng kết cấu của chúng lại rất phức tạp và giá thành sản phẩm cũng tương đối cao.
  • Loại rôto lồng sóc: Loại này khác với dây quấn của stato, nó được chế tạo bằng cách đúc 1 lớp nhôm cho vào các rãnh của roto, từ đó tạo nên các thanh nhôm, đồng thời, chúng sẽ được nối ngắn mạch ở 2 đầu, mặt khác còn đúc thêm các cánh quạt để có thể làm mát cho các bộ phận bên trong mỗi khi roto quay.
  • Phần dây quấn của motor điện được tạo từ các thanh nhôm và 2 vòng ngắn mạch trông giống như một cái lồng nên còn có tên gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh được dập ở trên phần roto thông thường có hướng xiên với cái trục, nhằm cải thiện các đặc tính khi mở máy. Đồng thời, còn giúp giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên bộ phận rôto theo hình thức không liên tục.

Phần dây quấn của motor điện được tạo từ các thanh nhôm

Phần dây quấn của motor điện được tạo từ các thanh nhôm

5. Động cơ điện 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Trong quá trình động cơ quay, từ trường sinh ra sẽ liên tục được quét qua các thanh dẫn của rôto. Điều này sẽ làm xuất hiện 1 suất điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto đang kín mạch nên lúc này xuất điện động này sẽ tạo dòng điện ở trong các thanh dẫn của bộ phận rôto. Các thanh dẫn còn lại có dòng điện sẽ nằm bên trong từ trường, cho nên chúng sẽ tương tác với nhau, đồng thời tạo ra lực điện từ được đặt vào các thanh dẫn.

Tổng hợp các lực vừa kể trên đây sẽ tạo ra 1 mô men quay đối với trục của roto, làm cho roto quay cùng chiều với từ dường. Khi motor đang làm việc, tốc độ của rôto sẽ luôn nhỏ hơn tốc độ hiện tại của từ trường. 

Do đó, rôto quay chậm lại, lúc này tốc độ của nó luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường, vì thế nên động cơ còn được gọi tên là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ của rôto và của từ trường còn được gọi là hệ số trượt (ký hiệu là S), thông thường thì hệ số trượt được vào khoảng từ 2% 10%.

Để động cơ điện 1 pha hoạt động được tốt nhất, stato của động cơ cần phải được cấp vào 1 dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stato lúc này sẽ tạo nên một từ trường quay cực nhanh với tốc độ là: n = 60f/ p (vòng/ phút). Trong đó, ký hiệu f chính là tần số của nguồn điện, còn ký hiệu p chính là số đôi cực của phần dây quấn bên trong stato.

Sơ đồ hoạt động của động cơ điện xoay chiều 1 pha

Sơ đồ hoạt động của động cơ điện xoay chiều 1 pha

 

6. Cách lắp đặt máy bơm động cơ điện 1 pha

Dưới đây là các bước chi tiết để lắp đặt máy bơm động cơ điện 1 pha bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra điều kiện sử dụng và lắp đặt đảm bảo phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.

Bước 2: Lắp ống dẫn vào giá đỡ, đảm bảo không tạo áp lực lên đầu bơm và bên trong ống được sạch sẽ. Đường kính ống phải lớn hơn đường kính khẩu độ bơm.

Bước 3: Lắp đầu hút ngập dưới nước một khoảng bằng 2 lần đường kính của ống trở lên, cao dần về phía đầu bơm. Đảm bảo không có chỗ gập gãy hay gấp khúc đột ngột.

Bước 4: Lắp van kiểm tra và van tiết lưu tại ống xả. Van kiểm tra giúp bơm tránh khỏi tắc nước, ngăn nước chảy ngược lại cánh bơm khi bơm dừng đột ngột. Van tiết lưu có tác dụng điều tiết dòng chảy. Lắp đồng hồ đo áp suất vào ống xả.

Bước 5: Lựa chọn dây điện có kích thước phù hợp, mối nối điện phải được thực hiện đúng cách, đảm bảo an toàn.

Bước 6: Lắp động cơ điện 1 pha lên giá đỡ sao cho trục của động cơ nằm trong trục ống. Vặn ốc hoặc bu lông chặn chân động cơ, đảm bảo không có bất kỳ rung lắc nào trên giá đỡ.

Bước 7: Kết nối dây điện, cắt nguồn điện trước khi tiến hành lắp đặt. Nối dây nguồn, dây đất, dây khởi động và dây phụ trợ đúng vị trí kết nối.

Bước 8: Khởi động động cơ, điều chỉnh van tiết lưu để đạt được áp suất và dòng chảy tối ưu. 

Bước 9: Vận hành thử nghiệm và kiểm tra hiệu quả của bơm.

Trong quá trình lắp đặt, phải đảm bảo an toàn cho người thực hiện và hệ thống bơm, sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ.

7. Làm sao để chọn lựa motor điện 1 pha chuẩn nhất?

Với sự đa dạng của motor điện 1 pha như hiện nay thì việc lựa chọn đúng sản phẩm là rất khó. Do đó, các bạn cần lưu ý các yếu tố dưới đây để chọn mua được sản phẩm động cơ điện tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng:

  • Trên các máy móc, động cơ điện 1 pha, phần tem có ghi thông tin về mức ampe, đó chính là dòng điện định mức của máy. Do đó, khi lựa chọn motor mới để thay thế, các bạn nên xem loại cũ mình đang sử dụng có ampe là bao nhiêu để dựa vào đó lựa chọn cho đúng.
  • Để giúp tuổi thọ của motor được bền bỉ hơn, chúng ta nên lắp đặt sao cho dư tải. Ví dụ như các yêu cầu động cơ đòi hỏi công suất nặng các loại máy nghiền đá, máy cắt sắt, ép nghiền gỗ, nâng tạ,... bạn nên tiến hành sử dụng động cơ không hết tải để giúp cho động cơ được mát và bền. Các loại motor nhỏ thì tốt nhất nên dùng tối đa khoảng 90 – 95 % tải cho phép. Đối với các motor lớn thì sử dụng trong khoảng 85 – 90% tải là vừa.
  • Việc lựa chọn các loại motor hoạt động thường xuyên trong các môi trường có độ ẩm cao, nhiều bụi mùn cưa, các loại bụi từ vụn vải công nghiệp,… thì nên chọn loại motor có chế độ bảo vệ cao lên tới IP55 thay vì các sản phẩm có độ hở với mức bảo vệ thấp IP44.

Để giúp motor được bền bỉ hơn, chúng ta nên lắp đặt sao cho dư tải

Để giúp motor được bền bỉ hơn, chúng ta nên lắp đặt sao cho dư tải

  • Lựa chọn đồng bộ các động cơ điện 1 pha có tác dụng phòng chống cháy nổ, chập điện, đặc biệt là khi phải làm việc trong các môi trường có nhiệt độ cao, chẳng hạn như hầm lò hơi, các mỏ quặng, nơi sản xuất các loại hóa chất gây cháy hoặc độc hại, ví dụ như dầu hỏa, khí gas, các khí hiếm,…
  •  Một số sản phẩm motor điện 1 pha của các nước như Nhật, Đức được sản xuất trước năm 2000 thường có phần thân motor nhỏ hơn so với các loại động cơ đời mới sản xuất sau năm 2000. Cho nên, trước khi mua các motor mới về lắp đặt thì các bạn cần đo kỹ đường kính của phần trục, chiều ngang, bề dọc chân đế của chiếc motor cũ nhằm đảm bảo việc lắp đặt được dễ dàng nhất.
  • Khả năng tiết kiệm điện năng cũng như hiệu suất của động cơ thường được thể hiện thông qua hệ số cos. Hệ số này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu như độ rỗng của rãnh, tiết diện của dây đồng, chất lượng và từ tính của lớp tôn. Khi hệ số cos nhỏ thì buộc lượng điện năng phải chuyển nhiều thành nhiệt năng mà ít sang cơ năng, gây ra tình trạng hao điện, nóng máy. Ngược lại, nếu hệ số cos lớn thì sẽ giúp tiết kiệm điện, máy chạy hiệu quả và máy cũng mát hơn.

8. Các loại motor điện 1 pha

Motor điện 1 pha có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là loại rotor.

  • Motor điện 1 pha có roto lồng sóc: Đây là loại motor điện 1 pha phổ biến nhất, có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ và dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Rotor của loại motor này được làm bằng các thanh dẫn nhôm hoặc đồng được đúc thành hình lồng sóc và nối ngắn mạch ở hai đầu.

  • Motor điện 1 pha có roto dây quấn: Loại motor này có cấu tạo phức tạp hơn motor điện 1 pha có roto lồng sóc, nhưng có ưu điểm là mô-men khởi động lớn, tốc độ không tải ổn định và có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp hoặc tần số. Rotor của loại motor này được làm bằng dây đồng hoặc nhôm được quấn thành các vòng dây và nối ngắn mạch ở hai đầu.

9. Các cách khởi động motor điện 1 pha

Motor điện 1 pha có thể được khởi động bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Khởi động trực tiếp: Đây là cách khởi động đơn giản nhất, nhưng có nhược điểm là dòng điện khởi động lớn, có thể gây quá tải cho hệ thống điện.

  • Khởi động gián tiếp bằng tụ điện: Cách khởi động này sử dụng tụ điện để tạo ra mô-men khởi động lớn, giúp giảm dòng điện khởi động và bảo vệ động cơ khỏi quá tải.

  • Khởi động gián tiếp bằng khởi động từ: Cách khởi động này sử dụng khởi động từ để đóng ngắt mạch điện cấp cho động cơ, giúp bảo vệ động cơ khỏi quá tải và chập điện.

10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của motor điện 1 pha

Hiệu suất của motor điện 1 pha phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là:

  • Hệ số cos phi: Hệ số cos phi là tỷ số giữa công suất hữu ích và công suất toàn phần. Hệ số cos phi càng cao thì hiệu suất càng lớn.

  • Hiệu suất: Hiệu suất là tỷ số giữa công suất hữu ích và công suất tác dụng. Hiệu suất càng cao thì motor càng tiết kiệm điện.

  • Tuổi thọ: Tuổi thọ của motor điện 1 pha phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng của vật liệu, chế tạo và cách bảo dưỡng, sử dụng.

Kết luận

Motor điện 1 pha là một loại động cơ điện phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để lựa chọn và sử dụng motor điện 1 pha một cách hiệu quả, người dùng cần hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách khởi động và lựa chọn của sản phẩm này.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

4.057 reviews

Tin tức liên quan

Bảng Tra Công Suất Motor 3 Pha, 1 Pha Chi Tiết 03/2024
Top Phớt Máy Bơm - Phớt Bơm Giá Tốt, Siêu Bền Bán Chạy Nhất
Top Motor 12V Không Chổi Than Chế Quạt Giá Tốt, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất
Motor Cấp Thức Ăn Tự Động Cho Gà, Vịt, Lợn Giá Rẻ, Bán Chạy Nhất Việt nam
Ly Hợp Thắng Từ Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Ly Hợp Phanh Từ